GIÁP CỐT VĂN VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ÂN THƯƠNG
Giáp cốt văn 甲骨文là loại văn tự cổ xưa ở vào thời đại Ân Thương, dùng vật sắc bén khắc vạch hoặc viết trên quy giáp 龟甲(đa phần là yếm rùa) và xương thú (đa phần là xương bả vai của trâu bò). Đời Thương là thời đại được gọi là “quỷ văn hoá” 鬼文化, lực lượng thần bí bao trùm tư tưởng con người, khiến bậc đế vương có quyền thế cùng nhân vật xã hội thượng tầng, gặp việc là đa nghi, thích dùng chiêm bốc để giải quyết quốc sự hoặc những vấn đề trọng đại trong gia sự. Phương pháp chiêm bốc giản đơn những cũng phức tạp. Thông thường là trước tiên đục lỗ trên giáp cốt, sau đó tiến hành thiêu đốt những lỗ đã đục lủng hoặc không lủng, sau đó căn cứ vào những vết rạn (bốc triệu 卜兆), một vị bốc sư chuyên nghiệp tiến hành giải thích, đồng thời đem những việc đã hỏi cùng kết quả bốc triệu khắc lên giáp cốt, có lúc cũng khắc cả những ứng nghiệm của ngày sau, dùng son đồ lên chữ đã khắc, cũng có khi dùng son trực tiếp viết lên. Đó chính là dạng tuyệt đại đa số giáp cốt văn mà chúng ta ngày nay nhìn thấy được. Chủ yếu nội dung giáp cốt văn là chiêm bốc, nhưng cũng có một số là kí sự. Nội dung những kí sự này, chủ yếu là những sự việc của đế vương, như tế tự, chinh phạt, săn bắn … cũng chính là nói, không phải là những việc của bách tính. Điều này nói rõ, khởi nguyên của văn tự, chủ yếu là đến từ nhu cầu của thượng tầng xã hội. Hán tự của Trung Quốc, phát triển đến thời đại giáp cốt văn đã kinh qua một thời kì tương đối thành thục. Các học giả đời sau từng tổng kết Hán tự có 6 đặc trưng lớn, tức “lục thư” 六书: chỉ sự 指事, tượng hình 象形, hình thanh 形声, hội ý 会意, chuyển chú 转注và giả tá 假借, trong giáp cốt văn đều có biểu hiện của nó. Từ giáp cốt văn suy đoán ngược lên, khỏi nguyên của văn tự Trung Quốc chắc chắn tương đối xa hơn nữa. Cho nên, sự phát hiện và nghiên cứu giáp cốt văn, ý nghĩa của nó cũng tương sâu xa.
Trước khi giáp cốt văn được phát hiện và nhận biết, lịch sử của Ân Thương tuy đã có ghi chép trong Sử kí – Ân bản kỉ 史记 - 殷本纪 của Tư Mã Thiên 司马迁, nhưng do bởi thiếu vật thực chứng minh, nên mọi người luôn cho rằng những ghi chép về lịch sử của Ân Thương là truyền thuyết nhiều hơn sự thực lịch sử. Nhưng vào năm 1917, sau khi học giả nổi tiếng Vương Quốc Duy 王国维 dùng phương pháp lấy giáp cốt chứng minh lịch sử, đem giáp cốt văn trong bốc từ mà đã nhận biết tiến hành nghiên cứu so sánh với những ghi chép của Tư Mã Thiên, đã chứng thực Sử kí – Ân bản kỉ 史记 - 殷本纪 đối với những ghi chép về danh tính các đế vương thời Ân Thương cơ bản là đáng tin. Điều này không chỉ xác nhận những ghi chép của Tư Mã Thiên mà còn xác định lịch sử mà được văn tự ghi chép đáng tin của Trung Quốc ngược đến triều Thương. Về sau, lại có học giả nổi tiếng Đổng Tác Tân 董作宾, đối với giáp cốt văn tiến hành nghiên cứu đồng đại, khiến những chứng cứ vật thực dưới lòng đất trở thành sử liệu tiến hành sử dụng hợp lí.
Nhưng, do bởi những gì mà giáp cốt văn ghi chép là những sự kiện và trường hợp đặc thù có liên quan đến chiêm bốc, sự thực bản thân nó không phải là những ghi chép lịch sử Ân Thương. Vả lại, hình thức của giáp cốt văn đa phần là những câu chữ đơn giản, không có thiên chương hoàn chỉnh, cho nên về một mức độ nào đó còn cần phải dựa vào sự suy đoán và tưởng tưởng của người đời sau mới có thể khái quát những di tích của lịch sử. Đến nay, điều mà chúng ta có thể xác định là giáp cốt văn là văn tự của thời đại Ân Thương, cũng là văn tự thành hệ thống sớm nhất của Trung Quốc mà đến nay phát hiện. Từ trong những văn tự này, chúng ta có thể phát hiện xã hội Ân Thương, về các phương diện sinh hoạt xã hội và quan niệm tinh thần, đã đạt đến một trình độ tương đối thành thục. Nhìn từ giáp cốt văn, xã hội Ân Thương là một quốc gia văn minh phát đạt cao. Nhưng muốn nói đến những chi tiết của quốc gia này còn cần phải dựa vào những tài liệu khác.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/8/2015
Nguyên tác Trung văn
GIÁP CỐT VĂN DỮ ÂN THƯƠNG LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
甲骨文与殷商历史研究
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét