About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Ảnh: Chùa Thập Tháp Bình Định (2)


THẬP THÁP DI ĐÀ TỰ
14g01 ngày 07/8/2013


Chánh điện chùa Thập Tháp
13g48 ngày 07/8/2013


Cổng bên phải chánh điện chùa Thập Tháp
13g50 ngày 07/8/2013

        Chuyện "Vỏ lúa" chùa Thập Tháp.
        Truyền rằng: Trước khi quân Pháp lấy Bình Định, tại chùa có một vỏ lúa lớn bằng chiếc trống chầu và vàng ánh sắc huỳnh kim. Quân Pháp nghe đồn đến xem, nghi là đồ giả lấy tay rờ thử thì vỏ lúa liền tan thành phấn vàng bay theo gió. Vỏ lúa ấy là vật kỉ niệm lưu truyền trên hai trăm năm. Đó là vỏ một thứ lúa đặc biệt của chùa do Sơ Tổ Nguyên Thiều từ Trung Quốc đưa sang. Ruộng chùa trồng toàn giống lúa ấy. Lúa không mất công trồng. Hễ đến mùa xuân sau khi ruộng cày bừa xong, lúa giống từ chùa lăn ra ruộng để đâm chồi trỗ gié. Đến mùa hạ, lúa chín, người trong chùa phải lo dọn quét sân cho thật sạch sẽ để lúa tự lăn về. Lúa chỉ trỗ vừa đủ cho chùa dùng và bố thí cho những người nghèo khó trong hạt. Mỗi người mỗi tháng chỉ dùng một hột lúa là đủ no, vì mỗi hột lúa chứa đựng hàng thúng gạo, trắng tinh như đã giã kỹ và thơm như nếp tháng mười. Nhiều kẻ tham, lén lấy cắp giống về trồng, song không mọc. Và những nhà có đủ ăn đủ mặc, mà đến xin bố thí, thì gạo vừa đem về tới nhà liền tan thành bũn. Bởi vậy lúa chùa chỉ chùa trồng và chùa dùng mà thôi.
      Một hôm lúa chín, chùa lo quét dọn sân để lúa về. Sân chưa dọn xong, lúa đã lăn về như thác chảy. Người quét sân nổi giận, trở cán chổi đập mấy hột đi trước, vừa đập vừa mắng om sòm ... Đập đã, mắng đã ... ngó lại thấy lúa đều vỡ hết. Từ chùa tới đồng. Gạo đổ ra trắng cả đường lối. Người quét đứng sững như trời trồng! Hoà Thượng bước ra tươi cười nói: 
    - Không phải lỗi tại con. Vạn vật hễ duyên mãn thì sanh, duyên tán thì diệt. Những gì mình thấy ở trước mặt không phải là Thực Thể mà là Giả tướng. Thấy đó không phải là Thật Có, không còn thấy đó không phải là Thật Không. Hãy đi gọi mọi người đem thúng đến xúc gạo.
     Từ ấy giống lúa mất. Chùa cất một số vỏ lúa làm kỷ niệm. Lâu đời vỏ lúa lần lần mục hết, chỉ còn một vỏ, nhà của trân trọng hơn vàng. Rồi một lần nữa, người Pháp - như trên đã nói - làm mất hẳn dấu tích. 
(Nguồn: Quách Tấn - Nước non Bình Định, trang 264, 265, nxb Thanh niên, 1999)

                                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 27/8/2013


0 nhận xét:

Đăng nhận xét