TAM THẬP TAM QUÁN ÂM
“Tam tập tam Quán Âm” 三十三观音 lưu hành tương đối phổ biến trong dân gian Trung Quốc, Nhật Bản. Hình tướng Quán Âm được miêu hoạ căn cứ vào Phật tượng đồ hối 佛像图汇 bao gồm:
1- Dương Liễu Quán Âm 杨柳观音: tay phải cầm hoa sen, tay trái để trước ngực hoặc cầm tịnh bình.
2- Long Đầu Quán Âm 龙头观音: cưỡi rồng bay trên mây, hoá thân của Giáo hoá thiên long 教化天龙.
3- Trì Kinh Quán Âm 持经观音: ngồi trên phiến đá, tay phải cầm quyển kinh, tay trái để trên đầu gối.
4- Viên Quang Quán Âm 圆光观音: trong vầng sáng tròn, ngồi chắp tay trên phiến đá.
5 Du Hí Quán Âm 游戏观音: ngồi trên mây ngũ sắc, tay trái để gần rốn, hình tướng dạo chơi.
6- Bạch Y Quán Âm 白衣观音: mặc áo trắng, tay làm ấn kết định, ngồi xếp bằng trên phiến đá lót cỏ mềm.
7- Liên Ngoạ Quán Âm 莲卧观音: hai tay chắp lại, ngồi trên toà sen trong ao.
8- Lang Kiến Quán Âm 泷见观音: còn gọi là Phi Bộc Quán Âm 飞瀑观音, tựa vào vách núi nhìn thác nước.
9- Thi Dược Quán Âm 施药观音: tay phải tựa trên đầu gối chống má, tay trái chống eo.
10- Ngư Lam Quán Âm 鱼篮观音: tây cầm giỏ đựng cá, cũng có hình tượng ngồi trên lưng cá.
11- Đức Vương Quán Âm 德王观音: ngồi trên phiến đá, tay phải cầm nhành lá xanh, tay trái để trên đầu gối.
12- Thuỷ Nguyệt Quán Âm 水月观音: ngồi thuyền hoa sen trên biển dưới ánh trăng.
13- Nhất Diệp Quán Âm 一叶观音: ngồi trên một cánh sen, trôi trên mặt nước.
14- Thanh Cảnh Quán Âm 青颈观音: ngồi bên vách núi, chân phải co lên, tay phải để trên gối phải, tay trái vịn vào vách núi.
15- Uy Đức Quán Âm 威德观音: tay phải hướng xuống đất, tay trái cầm hoa sen, trên vách đá nhìn nước.
16- Diên Mạng Quán Âm 延命观音: tựa vào vách núi bên bờ nước.
17- Chúng Bảo Quán Âm 众宝观音: tay trải hướng xuống đất, chân phải duỗi, tay trái đặt trên gối.
18- Nham Hộ Quán Âm 岩户观音: ngồi trang nghiêm trên phiến đá trong hang động.
19- Năng Tĩnh Quán Âm 能静观音: đứng trên phiến đá bên bờ biển, hình tướng yên tĩnh.
20- A Nậu Quán Âm 阿耨观音: ngồi trên phiến đá, hai tay bó gối, mắt nhìn ra biển xa.
21- A Ma Đề Quán Âm 阿么提观音: tức Vô Uý Quán Âm 无畏观音, gối trái tựa vào phiến đá, hai tay đặt trên gối.
22- Diệp Y Quán Âm 叶衣观音: ngồi trên phiến đá lót cỏ.
23- Lưu Li Quán Âm 琉璃观音: một tên khác là Cao Vương Quán Âm 高王观音, ngồi trên một cánh sen trôi trên mặt nước.
24- Đa La Tôn Quán Âm 多罗尊观音: cũng gọi là Cứu Độ Mẫu 救度母, đứng trên mây.
25- Cáp Lị Quán Âm 蛤蜊观音: tương truyền Đường Thái Tông ăn sò, tách vỏ sò không được, thắp hương cầu khấn, bỗng sò biến thành Bồ Tát.
26- Lục Thời Quán Âm 六时观音: tượng đứng, tay phải cầm hộp kinh.
27- Phổ Từ Quán Âm 普慈观音: hai tay cầm vạt áo thả ở trước, đứng trên núi.
28- Ngư Lam Quán Âm 鱼篮观音: Quán Âm hoá thân thành một cô gái xinh đẹp khuyên mọi người học Phật, tay cầm giỏ cá (1).
29- Hợp Chưởng Quán Âm 合掌观音: đứng trên toà sen, tư thế chắp tay.
30- Nhất Như Quán Âm 一如观音: ngồi trên toà sen trong mây, chân trái co lên, tư thế hàng phục sấm chớp.
31- Bất Nhị Quán Âm 不二观音: ngồi trên toà sen nổi trên mặt nước.
32- Trì Liên Quán Âm 持莲观音: ngồi trên lá sen, hai tay cầm hoa sen, thể hiện dạng đồng nam đồng nữ.
33- Sái Thuỷ Quán Âm 洒水观音: tay phải cầm bình đang rảy nước.
Chú của người dịch
1- Theo http://potakala.myweb.hinet.net/g20.htm, tôn vị thứ 28 là Mã Lang Phụ Quán Âm 马郎妇观音. Hình tướng tay phải cầm quyển “Kinh Pháp Hoa”, tay trái cầm đầu lâu, hình dạng nữ.
Theo http://baike.baidu.com/view/3952872.htm, Mã Lang Phụ Quán Âm马郎妇观音 cũng còn được gọi là Ngư Lam Quán Âm 鱼篮观音.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/02/2016
Nguyên tác Trung văn trong
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002
0 nhận xét:
Đăng nhận xét