About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Chữ "vị" trong Hán ngữ cổ

CHỮ “VỊ” TRONG HÁN NGỮ CỔ

1- Nói (với người nào đó).
          Trong Tả truyện – Hi Công tam thập nhị niên 左傳- 僖公三十二年:
Công sử vị chi viết
公使謂之曰
(Công sai người nói với ông ta rằng)
          Trong Luận ngữ - Công Dã Tràng 論語 - 公冶長:
Tử vị Tử Cống viết
子謂子貢曰
(Khổng Tử nói với Tử Cống rằng)
2- Gọi, gọi là, cho rằng.
          Trong Thi kinh – Vương phong – Cát luỹ 詩經- 王風- 葛藟 có câu:
Vị tha nhân phụ
謂他人父
(Gọi người lạ là cha)
          Trong Luận ngữ - Dương Hoá 論語 - 陽貨:
Hoài kì bảo nhi mê kì bang, khả vị nhân hồ?
懷其寶而迷其邦, 可謂仁乎
(Giấu tài trong lòng để mặc đất nước hỗn loạn, có thể gọi là nhân chăng?)
          Dẫn đến nghĩa chỉ xưng, ý chỉ. Trong Tả truyện - Ẩn Công nguyên niên 左傳 - 隱公元年 có câu:
Kì thị chi vị hồ!
其是之謂乎!
(Điều mà nói chính là như thế!)
          Và trong Tuyên Công nhị niên 宣公二年:
Kỳ ngã chi vị hĩ!
其我之謂矣
(Chính là nói ta rồi!)
3- Bình luận (nhân vật).
          Trong Luận ngữ - Công Dã Tràng 論語 - 公冶長:
Tử vị Tử Sản, hữu quân tử chi đạo tứ yên.
子謂子產, 有君子之道.
(Khổng Tử khen Tử Sản, có 4 cái đạo của người quân tử.)
          Trong Luận ngữ - Bát Dật 論語 - 八佾:
Tử vị Thiều tận mĩ hĩ, hựu tận thiện dã. (1)
子謂韶: “盡美矣, 盡善也.”
(Khổng Tử khen nhạc Thiều “cực hay lại cực thiện”.)
4- Thông với chữ “vi” .
          Trong Tả truyện – Hi Công ngũ niên 左傳 - 僖公五年:
Nhất chi vị thậm, kì khả tái hồ?
一之謂甚, 其可再乎?
(Một lần là đã quá rồi, có thể có lần nữa sao?)
          “Dĩ vị” 以謂 là “dĩ vi” 以為. Trong Đáp Tư Mã gián nghị thư 答司馬諫議書, Vương An Thạch 王安石đã viết:
         Mỗ tắc dĩ vị thụ mệnh ư nhân chủ, nghị pháp độ nhi tu chi ư triều đình, dĩ thụ chi ư hữu ti, bất vi xâm quan.
某則以謂受命於人主, 議法度而修之於朝廷, 以授之於有司, 不為侵官.
          (Tôi cho rằng, tiếp nhận mệnh lệnh từ hoàng đế, nghị đính chế độ pháp lệnh rồi dâng lên triều đình giao cho các quan phụ trách để thi hành, đó không thể cho là xâm đoạt quyền lợi của quan.)

Phân biệt “vị”  “viết”
          “Vị” có nghĩa là “thuyết” (nói), phía sau có dẫn ngữ, nhưng không gắn trực tiếp với dẫn ngữ. Còn “viết” , gắn trực tiếp với dẫn ngữ phía sau. Trong tiểu thuyết thường có một người nào đó “thuyết đạo” 說道(nói rằng), “vị” là “thuyết”, “đạo” là “viết”.
          “Vị” “viết” với “ngôn” và “ngữ” sự phân biệt càng lớn, nhân vì “vị” và “viết” phía sau phải có dẫn ngữ (nghĩa thứ 1 của “vị”); còn “ngôn” và “ngữ” phía sau không nhất thiết phải có dẫn ngữ.

Chú của người dịch
1- Câu này ở Luận ngữ - Lí Nhân 論語 - 里仁. Trong nguyên tác viết là:
Tử vị Thiều tận mĩ hĩ, vị tận thiện dã.
子謂韶盡美矣, 未盡善也.
(Khổng Tử bảo rằng nhạc Thiều cực hay nhưng chưa cực thiện)
          Tôi theo Tứ thư 四書 (ngôn văn đối chiếu) của Hương Cảng Quảng Trí thư cục xuât bản sửa lại như trên.

                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                       Quy Nhơn 10/10/2016

Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 1)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét