About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Tam chỉ vô lư (thành ngữ)

TAM CHỈ VÔ LƯ
三纸无驴
VIẾT ĐẦY BA TRANG GIẤY, KHÔNG CÓ LẤY MỘT CHỮ “LƯ”

Giải thích: viết những câu văn vô ích, không trúng yếu lĩnh
Xuất xứ: Bắc triều . Bắc Tề . Nhan Chi Thôi 颜之推: Nhan Thị Gia Huấn – Miễn học 颜氏家训- 勉学.

          Ngày trước có một anh học trò cổ hủ, tự cho tài học của mình cao thâm, người trong thiên hạ không ai sánh bằng. Nhiều người cho là thật, bèn tôn xưng anh ta là “bác sĩ”.
          Một lần nọ, anh “bác sĩ” ra chợ mua lừa, sau khi giao tiền, anh ta bảo người bán lừa viết một tờ khế ước. Người bán lừa không biết chữ, nên nhờ anh ta viết thay. Anh “bác sĩ” nọ cảm thấy cơ hội để mình nổi tiếng đã đến, liền hào hứng nhận lời.
          Chẳng mấy chốc, anh ta viết đầy hết một trang giấy, người bán lừa cho rằng khế ước đã viết xong liền luôn miệng cám ơn:
          - Tốt quá!, làm phiền ông rồi, khế ước này tôi nhận!
          Nào ngờ anh “bác sĩ” nọ đè chặt trang giấy, lại lấy ra hai trang giấy nữa, vừa viết vừa nói:
          - Đừng vội!, tôi mới viết có một trang, chưa viết đến việc ông bán lừa cho tôi!
Người bán lừa nghe xong, đành nhẫn nại đợi. Một lúc sau, trên ba trang giấy chi chít chữ là chữ, lúc bấy giờ anh ta mới bỏ bút xuống, đầu lắc qua lắc lại cầm khế ước đọc lên. Đọc xong, dương dương tự đắc nói rằng:
- Thế nào? Ông đã mở được tầm mắt chưa?
Người bán lừa nghe thế, nói một cách khinh miệt:
- Ông viết đầy cả ba trang giấy, sao mà một chữ “lư” cũng không nhắc đến? Kì thực, ông chỉ cần viết là ngày này tháng này, tôi bán cho ông một con lừa, với giá tiền là ... không phải là hay hơn sao?
          Mọi người chung quanh đều cười phá lên. Anh “bác sĩ” nọ cảm thấy xấu hổ, vội dắt lừa chuồn mất.

                                                               Huỳnh Chương Hưng
                                                    Quy Nhơn 03/10/2016

Nguyên tác Trung văn
TAM CHỈ VÔ LƯ
三纸无驴
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét