CHỮ 正 TRONG 正月 ĐỌC BÌNH THANH
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TẦN THUỶ HOÀNG KHÔNG?
Cách nói truyền thống cho rằng, chữ 正 trong 正月 (có nghĩa là tháng Giêng), đọc bình thanh như chữ 征 (chinh), là do tị huý Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính, cách nói này tuy có chứng cứ trong cổ tịch, nhưng lại không đáng tin.
正 đọc là “chinh”, trước Tần Thuỷ Hoàng đã xuất hiện. Lúc bấy giờ, 正 có 2 âm đọc, một là bình thanh (chinh), hai là khứ thanh (chính / chánh). Trong Thi kinh 诗经, có 3 chỗ gieo vần chữ 正, đều bình thanh. Trong Dịch . Truyện 易 . 传 có 14 chỗ dùng chữ 正để gieo vần, trong đó có 11 chỗ là bình thanh. Những điều này đều có thể làm chứng cứ cho việc chữ 正 có thể dùng bình thanh.
Riêng trong Quản Tử 管子, chữ 正 có đến 12 chỗ, đều đọc khứ thanh.
Điều này có thể chứng minh, chữ 正 vừa có thể đọc bình thanh (chinh), mà cũng có thể đọc khứ thanh (chính / chánh).
Vì thế có thể nói, chữ 正 trong 正月 đọc bình thanh (chinh nguyệt) là “dạng bảo lưu” ngôn ngữ Tiên Tần trong tiếng Hán sau này, căn bản không có liên quan gì đến Tần Thuỷ Hoàng.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/9/2015
Nguồn
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân 沈艳春
Đô Hưng Đông 都兴东
Hà Thục Quyên 何淑娟
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2003.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét