About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Nguồn gốc danh xưng các triều đại Trung Quốc

NGUỒN GỐC DANH XƯNG
CÁC TRIỀU ĐẠI TRUNG QUỐC

          Lịch sử của Trung Quốc lâu đời, các triều đại trị vì cũng nhiều, việc đầu tiên phải làm của những vị sáng nghiệp ra triều đại, đó là xác lập quốc hiệu (danh xưng triều đại). Quốc hiệu là xưng hiệu của một quốc gia. Trong Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ (史记 - 五帝本纪) ghi rằng:
          Tự Hoàng Đế chí Thuấn Vũ, giai đồng tính nhi dị kì quốc hiệu, dĩ chương minh đức.
自黄帝至舜禹, 皆同姓而异其国号, 以章明德
          (Từ Hoàng Đế cho đến vua Thuấn vua Vũ đều cùng một họ nhưng khác quốc hiệu, ấy là để nêu đức sáng)
          Danh xưng của triều đại do đâu mà quyết định? Đại để do 5 điều sau đây:
          - Bắt nguồn từ danh xưng của bộ tộc, liên minh bộ lạc.
          - Bắt nguồn từ phong hiệu hoặc tước vị của người sáng lập.
          - Bắt nguồn từ tên gọi khu vực ban đầu hoặc nơi đang thống trị.
          - Bắt nguồn quan hệ tông tộc.
          - Ngụ ý cát tường

HẠ (): Theo truyền thuyết, vua Vũ () từng được thụ phong ở Hạ Bá (夏伯), nhân đó gọi chính quyền của mình là “Hạ”. Theo nhà sử học Phạm Văn Lan (范文澜), sau khi con của vua Vũ là Khải () dời về Đại Hạ (大夏) (khu vực Phần Quái 汾浍, phía nam Sơn Tây 山西), mới xưng là “Hạ”.

THƯƠNG (): tương truyền, thuỷ tổ nhà Thương là ông Khế () từng có công giúp vua Vũ trị thuỷ nên được thụ phong ở đất Thương (nay là phía nam Thương Khâu 商丘,  Hà Nam 河南), về sau lấy “Thương” để gọi bộ lạc (hoặc bộ tộc) của mình. Vua Thang () sau khi diệt nhà Hạ đã lấy “Thương” làm quốc danh. Về sau, Bàn Canh (盘庚) dời đến đất Ân () (nay là phía tây bắc An Dương 安阳, Hà Nam 河南), nên cũng gọi là “Ân” hoặc “Ân Thương”.

CHU (): bộ lạc Chu đến thời Cổ Công Đản Phủ (古公亶父) dời đến vùng đất Chu (nay là Kì Sơn (岐山, Thiểm Tây 陕西). Vũ Vương sau khi diệt nhà Ân đã lấy “Chu” làm tên triều đại. Thời kì đầu nhà Chu dựng đô ở Hạo () (nay là phía tây nam Tây An 西安, Thiểm Tây 陕西). Đến thời Bình Vương dời đô về phía đông là Lạc Ấp (洛邑) (nay là Lạc Dương 洛阳, Hà Nam 河南), nhân vì ở phía đông của Hạo nên nhà Chu có xưng hiệu là “Tây Chu” và “Đông Chu”.

TẦN (): theo ghi chép trong Sử kí (史记), Tần vốn là một bộ lạc thời cổ, thủ lĩnh Phi Tử (非子) nhân vì nuôi ngựa cho Chu Hiếu Vương có thành tích, nên được Chu Hiếu Vương ban cho họ “Doanh” (), đồng thời tặng cho một vùng đất (nay là huyện Thiên Thuỷ 天水, Cam Túc 甘肃; một thuyết khác cho là Cốc Danh 谷名, Lũng Tây 陇西). Sau lại có công cứu nhà Chu nên được phong làm chư hầu. Tần Thuỷ Hoàng thống nhất 6 nước, bắt đầu xây dựng nước Tần.

HÁN (): Hạng Vũ (项羽) phong Lưu Bang (刘邦) làm Hán Vương, sau Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, thống nhất Trung Quốc, đã đặt quốc hiệu là “Hán”. Lúc đầu, nhà Hán định đô ở Trường An (长安), về sau định đô tại Lạc Dương (洛阳), cho nên nếu xét từ đô thành mà nói sẽ có “Tây Hán” và “Đông Hán”, nếu xét từ thời gian sẽ có “Tiền Hán” và “Hậu Hán”.

NGUỴ (): Tào Tháo (曹操) từng được Hán Hiến Đế tặng phong tước vị là Nguỵ Công (魏公), Nguỵ Vương (魏王). Sau khi Tào Phi (曹丕) thay nhà Hán đã xưng là “Nguỵ”. Nhân vì hoàng thất họ là Tào nên trong lịch sử gọi là “Tào Nguỵ”.

THỤC (): Lưu Bị (刘备) lấy Tứ Xuyên (四川) làm khu vực hoạt động, Thục ở đây là chỉ Tứ Xuyên, nên Lưu Bang xưng là “Thục”. Trong lịch sử cũng gọi là “Thục Hán”. “Hán” ở đây là chỉ việc kế tục nhà Đông Hán.

NGÔ (): Tôn Quyền (孙权) hoạt động ở khu vực hạ du Trường giang, trong lịch sử nơi đây từng có nước Ngô, Tào Nguỵ từng phong cho Tôn Quyền là “Ngô Vương” (吴王), cho nên sử gọi là “Tôn Ngô”; cũng nhân vì ở phía đông nên cũng được gọi là “Đông Ngô”.

TẤN (): Tư Mã Chiêu (司马昭) ép Nguỵ đế phong cho mình là “Tấn Công” (晋公), sau khi diệt nhà Thục lại phong là “Tấn Vương” (晋王). Về sau, con là Tư Mã Viêm (司马炎) kế thừa tước vị, ép Nguỵ đế thoái vị, tự lập làm hoàng đế đặt quốc hiệu là “Tấn”

TUỲ (): cha của Tuỳ Văn Đế Dương Kiên (杨坚) là Dương Trung (杨忠) từng được nhà Bắc Chu phong là “Tuỳ Quốc Công” (随国公). Tuỳ Văn Đế kế tập tước đó nên xưng là “Tuỳ triều” (随朝). Ông cho rằng, chữ “” này có nghĩa là đi theo, hàm ý không tốt nên đã đổi sang chữ “”.

ĐƯỜNG (): Tổ phụ của Đường Cao Tổ Lí Uyên (李渊) là Lí Hổ (李虎), nhân có công giúp nhà Chu nên được phong là Đường Quốc Công (唐国公), tước vị truyền đến Lí Uyên. Sau khi khởi nghĩa ở Thái Nguyên (太原), Lí Uyên xưng là “Đường Vương” (唐王), phế Dương Hựu (杨侑) lập ra triều Đường.

LIÊU (): Liêu vốn xưng là Khiết Đan (契丹), sau đổi là “Liêu”là do bởi cư trú ở thượng du sông Liêu.

TỐNG (): sau khi Cung Đế nhà hậu Chu kế vị đã sai Triệu Khuông Dận (赵匡胤) làm Tiết độ sứ ở Quy Đức (归德). Quân Quy Đức đóng tại Tống Châu (宋州) (nay là Thương Khâu 商丘,  Hà Nam 河南), Triệu Khuông Dận làm Tiết độ sứ Tống Châu. Sau vụ binh biến Trần Kiều (陈桥), do phát tích tại Tống Châu nên đặt quốc hiệu là “Tống”.

TÂY HẠ (西夏): Thác Bạt Tư Cung (拓拔思恭) chiếm cứ Hạ Châu (夏州) (nay là huyện Hoành Sơn 横山, Sơn Tây 山西), khi lập quốc lấy Hạ Châu làm tên, xưng là “Đại Hạ”. Nhân vì ở phía Tây nên người Tống gọi là “Tây Hạ”.

KIM (): đô thành nhà Kim là Hội Ninh (会宁) (nay là phía nam A Thành 阿城, Hắc Long Giang 黑龙江), bên sông Án Xuất Hổ (按出虎) (nay là sông A Thập 阿什), tương truyền nơi sông này sản sinh ra vàng (kim), chữ “kim” đọc theo  tiếng Nữ Chân là “Án Xuất Hổ”.

NGUYÊN (): theo ghi chép trong Nguyên sử  (元史), tên gọi “Nguyên” là do Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt (忽必烈) định ra, lấy từ chữ “Nguyên” ở câu “Đại tai càn nguyên” (大哉乾元) trong kinh Dịch, có nghĩa là lớn, là đầu tiên. Nhưng có người cho rằng có liên quan với phong tục và totem của người Mông Cổ, cũng có người cho rằng có liên quan với Phật giáo.

MINH (): Chu Nguyên Chương (朱元璋) là một trong những quân khởi nghĩa cuối đời Nguyên, kế thừa Quách Tử Hưng (郭子兴) mà phát triển lên. Quách Tử Hưng thuộc tổ chức Bạch liên giáo, Bạch liên giáo tuyên xưng:
Hắc ám tức tương quá khứ, quang minh tương yếu  đáo lai.
黑暗即将过去, 光明将要到来
(Tối tăm sắp qua, sáng tươi sắp đến)
nhân đó mượn để cổ vũ nhân dân chống lại sự thống trị của triều Nguyên, cho nên còn được gọi là “Quang minh giáo” (光明教). Thủ lĩnh Bạch liên giáo là Hàn Sơn Đồng (韩山童) xưng là “Minh vương” (明王) (người con là Hàn Lâm Nhi 韩林儿 xưng là “Tiểu Minh Vương”) đều thể hiện giáo nghĩa tôn chỉ. Chu Nguyên Chương không chỉ từng sùng tín Bạch liên giáo mà còn thừa nhận mình là một nhánh của quân khởi nghĩa Bạch liên giáo (Chu Nguyên Chương từng là Tá phó nguyên soái cho Tiểu Minh Vương). Sau khi giành được chính quyền, Chu Nguyên Chương  đặt quốc hiệu là “Minh”.

THANH (): Mãn tộc là một chi của tộc Nữ Chân. Thời Bắc Tống, tộc Nữ Chân lập ra nước Kim. Cuối đời Minh, thế lực của tộc Nữ Chân hùng mạnh trở lại, xây
dựng lại nước Kim (tức Hậu Kim). Để mở rộng ra bên ngoài, cắt đứt quan hệ bề tôi với triều Minh, Thanh Thái Tổ Hoàng Thái Cực (皇太极) đã đổi “Nữ Chân” thành “Mãn Châu” (满州), đổi “Kim” thành “Thanh” ().
           Trước đó vào thời Tống, người Nữ Chân chịu sự hạn chế bởi người Khiết Đan, cho nên khi Hoàn Nhan A Cốt Đả (完颜阿骨打) lập quốc, đã đặt tên nước là “Kim”. Chữ “Liêu” trong tiếng Khiết Đan có nghĩa là “Thiết” (), đặt tên nước của mình là “Kim” nhằm biểu thị ý nghĩa “kim” cứng hơn “thiết”, có thể áp chế được “Liêu”. Còn nguyên nhân từ “Kim” đổi sang “Thanh”, các sử gia có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng Hoàng Thái Cực vì muốn tránh mâu thuẫn nên đã đổi.

                                                                                    Huỳnh Chương Hưng
                                                                         Quy Nhơn ngày 5 tháng 5 năm 2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
TRUNG QUỐC CÁC TRIỀU ĐẠI DANH XƯNG ĐÍCH LAI LỊCH

0 nhận xét:

Đăng nhận xét