CHỮ “VÔ” 無TRONG HÁN NGỮ CỔ
Thi kinh – Bân phong – Thất nguyệt 詩經 - 豳風 - 七月:
Vô y vô hạt
Hà dĩ tốt tuế
無衣無褐
何以卒歲
(Nếu không có áo vải dày áo vải thô
Thì lấy gì để mà qua được cái lạnh cuối năm)
Tả truyện – Thành Công tam niên 左傳 - 成公三年:
Vô oán vô đức, bất tri sở báo
無怨無德,不知所報
(Không có oán giận, không có ân đức, không biết phải báo đáp cái gì)
Chữ 無 cũng được viết là 无.
Chữ 無 cũng biểu thị ý nghĩa là “vô luận”, “bất luận”. Như trong Gián trục khách thư 諫逐客書 của Lí Tư 李斯 có câu:
Thị dĩ địa vô tứ phương, dân vô dị quốc
是以地無四,方民無異國
(Cho nên đất đai bất luận là bốn phương, dân chúng bất luận là khác nước)
Với cách dùng này, chữ “vô” 無 thường đặt trước cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, như trong Hán thư – Cao Tổ kỉ 漢書 - 高祖紀:
Vô thiếu trưởng, giai trảm chi
無少長,皆斬之
(Bất luận lớn nhỏ, đều chém)
Và trong Điền Đam truyện 田儋傳:
Chính sự vô cự tế, giai quyết vu Hoành (Hoành: Điền Hoành)
政事無巨細皆決于橫 (橫:田橫)
(Chính sự bất luận lớn nhỏ, đều do Điền Hoành giải quyết)
Cũng có thể dùng 2 chữ “vô” 無. Trong Sư thuyết 師說 của Hàn Dũ 韓愈 có câu:
Thị cố, vô quý vô tiện, vô trưởng vô thiếu, Đạo chi sở tồn, sư chi sở tồn dã.
是故無貴無賤,無長無少,道之所存,師之所存也
(Cho nên, bất luận sang hay hèn, bất luận lớn hay nhỏ, Đạo mà còn thì Thầy còn vậy)
Vô nãi 無乃: phó từ, biểu thị ý nghĩa ngữ khí uyển chuyển, giống như “chỉ phạ” 只怕, “khủng phạ” 恐怕(e rằng, e là).
Tả truyện – Hi Công tam thập nhị niên 左傳 - 僖公三十二年:
Sư lao lực kiệt, viễn chủ bị chi, vô nãi bất khả hồ?
師勞力竭,遠主備之,無乃不可乎?
(Binh mệt, sức cạn, nước ở xa có phòng bị, e là không được?)
Luận ngữ - Quý thị 論語貴氏:
Cầu! vô nãi nhĩ thị quá dư? (Cầu: Nhiễm Hữu)
求!無乃爾是過與? (求:冉有)
(Anh Cầu! e là lỗi của anh đó chăng?) (Cầu tức Nhiễm Hữu)
2- Phó từ: đứng trước động từ, biểu thị cấm chỉ.
Thượng thư – Bàn Canh thượng 尚書 - 盤庚上:
Nhữ vô vũ lão thành nhân
汝無侮老成人
(Các ngươi chớ có khinh những người giả cả)
Tả truyện - Ẩn Công nguyên niên 左傳 - 隱公元年:
Vô sử tư mạn
無使滋蔓
(Chớ để sinh dây sinh rễ)
Với ý nghĩa này có thể viết là 毋. Trong Sử kí – Hạng Vũ bản kỉ 史記 - 項羽本紀 có câu:
Vô vọng ngôn, tộc hĩ
毋妄言,族矣
(Chớ có nói xằng, giết hết cả tộc)
Dẫn đến làm phó từ phủ định, nghĩa gần với chữ “bất” 不, dùng để phủ định việc không nên làm.
Luận ngữ - Học nhi 論語 - 學而:
Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an
君子食無求,飽居無求安
(Người quân tử ăn không cốt ở được no, ở không cốt được yên)
Và ở thiên Công Dã Tràng 公冶長:
Nguyện vô phạt thiện, vô thi lao
願無伐善,無施勞
(Nguyện không khoe điều hay, không kể công lao)
Chiến quốc sách – Sở sách nhất 戰國策 - 楚策一:
Tử vô cảm thực ngã dã
子無敢食我也
(Mày không dám ăn thịt tao đâu)
Cũng có thể viết là 毋, như trong Sử kí – Trương Nghi liệt truyệt 史記 - 張儀列傳:
Tử vô độc thư du thuyết, an đắc thử nhục hồ?
子毋讀書游說,安得此辱乎?
(Nếu ông không đọc sách đi du thuyết thì làm sao phải bị cái nhục này?)
Phân biệt chữ “vô” 無 và chữ “bất” 不
Chữ “vô” 無 là động từ (chỉ nghĩa thứ 1), từ mà “vô” phủ định là danh từ.
Chữ “bất” 不 là phó từ, từ mà “bất” phủ định là hình dung từ và động từ.
Vì thế, những hình dung từ và động từ sau chữ “vô” thường mang tính chất danh từ, như “vô thượng” 無上, “vô cùng” 無窮, “vô uý” 無畏. Còn danh từ sau chữ “bất” thường mang tính chất động từ, như “bất quân” 不君, “bất thần”不臣, “bất quốc” 不國.
Thời thượng cổ, chữ “vô” có lúc có nghĩa của chữ “bất”, ngược lại chữ “bất” lại không có nghĩa của chữ “vô”. Về sau sự phân biệt “vô” và “bất” ngày càng rõ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/5/2013
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 1)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét