About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Chu Vũ Vương phong kiến trị quốc

CHU VŨ VƯƠNG PHONG KIẾN TRỊ QUỐC

          Khoảng năm 1065 đến năm 1064 trước công nguyên, sau khi Chu Vũ Vương 周武王 tiêu diệt thế lực của Trụ Vương 纣王, đã tiến hành một loạt những trận chiến, về cơ bản chiếm lĩnh toàn bộ đất đai của triều Thương. Nhưng do bởi nhiều nguyên nhân, Chu Vũ Vương hoàn toàn không thể quản lí một cách có hiệu quả một đế quốc rộng lớn giống như trị lí người Chu. Cho nên vương triều Chuđã tiếp thu kinh nghiệm chính trị của hai triều trước, lấy “phong kiến chế” 封建制 để trị lí đất nước.
          Tiếp nhận sự phân phong của Vũ Vương có Khương Thái Công 姜太公(phong tại đất Tề), Chu Công Đán 周公旦 (phong tại đất Lỗ), Thiệu Công (召公)  (phong tại đất Yên). Riêng Chu Công và Thiệu Công do bởi nhận lãnh nhiệm vụ quan trọng tại triều đình nên đã để cho con đi quản lí đất phong. Những đất phong này cũng giống như các nước được phong thời Hạ Thương, có quyền lực chính trị tương đối tự chủ. Họ có nghĩa vụ phục tùng sự điều khiển của Chu Vương, đặc biệt là khi đất nước gặp phải sự kiện trọng đại như chinh phạt. Về kinh tế họ cũng có nghĩa vụ cống nạp cho Chu Vương, để bảo đảm sự vận hành kinh tế của triều đình. Chế độ chính trị phong kiến này, lúc bấy giờ quả thực đã giảm áp lực cho trung ương, có tác dụng bảo vệ sự ổn định của đất nước, nhưng cũng tồn tại nguy cơ tiềm ẩn. Đó chính là một khi Chu Vương không thể cân bằng quyền lực giữa các nước, hoặc sự phát triển của một nước nào đó vượt qua các nước khác, thì rất dễ dẫn đến sự suy giảm quyền lực trung ương. Cuối cùng sự diệt vong của triều Chuđã chứng thực cho điều này.

                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                    Quy Nhơn 13/12/2013

Nguyên tác Trung văn
CHUVŨ VƯƠNG PHONG KIẾN TRỊ QUỐC
周武王封建治国
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét