About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Thi tâm

THI TÂM
         
          Triệu Nhữ Hồi 赵汝回 đời Tống trong Vân Tuyền thi 云泉诗 có nói:
          Nhân chi vu thi, kì tâm thuật chi tà chính, chí thú chi cao hạ, tập khí chi hậu bạc, tuỳ kì sở tác, vô bất trình lộ.
人之于诗, 其心术之邪正, 志趣之高下, 习气之厚薄, 随其所作, 无不呈露
          (Con người đối với thơ, tâm thuật của họ tà hay chính, chí thú cao hay thấp, tập khí dày hay mỏng, đều theo những sáng tác của họ, không gì là không bộc lộ ra)
          Trần Trứ 陈箸 đời Tống trong Bản Đường tập 本堂集 cũng có nói:
          Nhân chi vi thi, phi cẩu nhiên dã. …. Bảo, Tạ, Lí, Đỗ, các tự hữu thể, phi cố hiếu dị, diệc duy kì nhân nhi dĩ.
人之为诗, 非苟然也. …. , , , , 各自有体, 非固好异, 亦惟其人而已
          (Con người sáng tác thơ, không phải tuỳ tiện dễ dãi. … Họ Bảo, họ Tạ, họ Lí, họ Đỗ, mỗi người đều có thể loại riêng của mình, không phải là họ ham thích cái lạ, mà chỉ vì con người họ mà thôi)
          Đối với thi nhân, khái quát những luận đoán này lại thì thơ chính là do “thi tâm”.
          Thi nhân sau khi tiếp xúc với giới tự nhiên và những hiện tượng trong xã hội, nhất định sẽ khiến họ xúc động mới viết ra thơ. Lại hỏi rằng: Thế thì tại sao họ lại xúc động? Sự từng trải trong cuộc sống của thi nhân, sự tu dưỡng học thức, khí độ trong lòng, nói tóm lại, cả linh hồn thi nhân đều trổi dậy tác dụng. Ví dụ nói, Lí Thân 李绅, thi nhân đời Đường có bài thơ về nhà nông, 3 câu đầu là:
Xuân chủng nhất lạp túc
Thu thâu vạn khoả tử
Tứ hải vô nhàn điền
…..
春种一粒粟
秋收万颗子
四海无闲田
Mùa Xuân gieo một hạt thóc
Đến mùa Thu gặt được vạn hạt
Khắp nơi không để ruộng hoang
          Nếu đến đây mà ngừng, thì ông chỉ viết ra những điều mà ai ai cũng biết đó là hiện tượng tự nhiên và là tình huống xã hội chân thực. Đối với cảnh tượng đó, có người sẽ xưng tụng là thanh bình thịnh thế, có người sẽ ca ngợi được mùa. Nhưng câu thứ 4 lại là:
Nông phu do ngạ tử
农夫犹饿死
Thế mà nông phu hãy còn bị chết đói
          Chỉ với câu này, thi tâm xuất hiện. Thi nhân nêu một vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ: Xuân chủng nhất lạp túc, Thu thâu vạn khoả tử, câu thơ nói rõ thiên nhiên đã ban tặng sự phong phú; còn Tứ hải vô nhàn điền cho thấy nông dân cần cù lao động, thế mà tại sao họ lại bị chết đói? Thi nhân tuy không trả lời chính diện, nhưng đã bộc lộ được chính sách hà khắc, tay đao phủ hung tàn không thể nào trốn được.
          Với bài Lộ toạ 露坐, Lục Du 陆游 ban đêm tản bộ bên sông, trông thấy thương nhân tranh nhau đi chợ sớm, còn nông dân suốt đêm không ngủ, lo đạp xe nước đưa nước vào ruộng, ông đã cảm thán:
Tề dân nhất bão cần như hứa
Toạ thực quan thương mỗi dịch nhiên
齐民一饱勤如许
坐食官仓每惕然
(Người dân vì để được no mà phải cần cù như thế
Còn ta với tiền của triều đình, mỗi khi ăn là cảm thấy hổ thẹn)
          Thực tế, thi nhân lúc bấy giờ chí lớn khó nên, bị phái chủ hoà triều Nam Tống bài xích phải về lại quê nhà, cầm mấy đồng tiền hưu trong tay không thể làm gì hơn, nên đã cảm thấy hổ thẹn, điều này khiến chúng ta nhìn thấy thi tâm yêu người nhưng nghiêm túc với mình.
          Trong bài Mao ốc vi Thu phong sở phá ca 茅屋为秋风所破歌, đại thi nhân Đỗ Phủ 杜甫 đã miêu hoạ tình cảnh cả nhà lưu vong, nhà đã dột lại gặp phải mưa suốt đêm. Nếu như cuối bài Đỗ Phủ nói:
An đắc quảng hạ tam ngũ gian
Tí ngã gia tiểu tận hoan nhan
安得广厦三五间
庇我家小尽欢颜
(Làm sao có được nhà lớn năm ba gian
Che hết cả nhà mình, để ai nấy cũng được vui mừng)
thì độc giả cũng có thể hiểu được thi nhân. Nhưng điều mong ước của thi nhân lại là:
An đắc quảng hạ thiên vạn gian
Đại tí thiên hạ hàn sĩ tận (1) hoan nhan
安得广厦千万间
大庇天下寒士尽欢颜
(Làm sao có được nhà lớn ngàn vạn gian
Che khắp kẻ sĩ nghèo khổ trong thiên hạ để họ được vui mừng.)
Còn
Ngô lư độc phá tử diệc túc (2)
吾庐独破死亦足
(Riêng nhà tranh ta bị tàn phá, có chết ta cũng cam lòng)
Không phải “suy ta ra người khác” mà là “có người không có ta”. Thi tâm là tấm lòng yêu dân, đây cũng là nghệ thuật hoá thuyết “nhân” của Khổng Tử.
          Đỗ Phủ không chỉ “nhân dân” 仁民 (thương dân) mà còn “ái vật” 爱物(mến vật). Trong loạn An Sử, Đỗ Phủ phiêu bạt lưu li, cùng ách khốn khổ, ngay cả con mình phải chịu chết đói, nhưng đối với con ngựa đau, cây cỏ tàn tạ ông cũng đều gởi gắm tình cảm, đồng tình rơi lệ. Trong bài Sấu mã hành 瘦马行, ông hình dung con ngựa ốm vì bệnh bị quân đội bỏ rơi:
Bì can bác lạc tạp nê chỉ
Bút ám tiêu điều liên tuyết sương
…..
Kiến nhân thảm đạm nhược ai tố
Thất chủ thác mạc vô tinh quang
Thiên hàn viễn phóng nhạn vi bạn
Nhật mộ bất thâu ô trác sang
皮干剥落杂泥滓
笔暗萧条连雪霜
见人惨澹若哀诉
失主错莫无晶光
天寒远放雁为伴
日暮不收乌啄疮
(Da khô lấm cả bùn đất
Bộ lông xơ xác đầy cả tuyết sương
Nhìn thấy người, vẻ thảm đạm hiện rõ như muốn tỏ bày nổi ai oán
Mất chủ, ủ rũ không còn thần thái
Lúc rét chỉ làm bạn với chim nhạn phương xa
Trời chiều, quạ đến mổ vào vết thương.)
          Đối với con ngựa bệnh gặp phải cảnh ngộ bi thảm, Đỗ Phủ tuy thương nhưng không giúp gì được, chỉ hi vọng có người đem nó về chăm sóc.
                                                                          (còn tiếp)

CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Một số tư liệu khác, ở đây là chữ “câu” , không phải chữ “tận”
(2)- Câu này các tư liệu khác là:
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc
吾庐独破受冻死亦足
(Riêng nhà tranh ta bị tàn phá phải chịu chết rét ta cũng cam lòng)

                                                                  Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 20/12/2013

Nguyên tác Trung văn
THẬP MA THỊ “THI TÂM”
什么是诗心
Trong quyển
TRUNG QUỐC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
中国传统文化
Chủ biên: Trương Khởi Chi 张岂之
Cao đẳng giáo dục xuất bản xã

0 nhận xét:

Đăng nhận xét