CẤU TẠO NGHIÊN MỰC CỔ
Chỉnh thể nghiên mực tục gọi là nghiễn đài 砚台, kết cấu của nó tương đối đơn giản, khái quát lại, không ngoài mấy bộ phận dưới đây:
- Nghiễn đường 砚堂: cũng gọi là nghiễn tâm 砚心, mặc đường 墨堂, mặc đạo 墨道, chỉ nơi mài mực trung tâm của nghiên, tức bộ vị chính của nghiên. Chất đá tốt xấu, giá trị sử dụng cao thấp đều do nó quyết định. Một số loại bằng đá quý như Đoan nghiễn 端砚 có “ngư não đống” 鱼脑冻, “tiêu diệp bạch” 蕉叶白, khi thiết kế và điêu khắc đều bảo lưu tại bộ vị này.
- Nghiễn cương 砚岗: chỉ bộ phận nhô hơi cao ở giữa nghiễn đường, bốn bên thấp dần xuống, để khi mài mực, nước mực có thể chảy xuống tích trữ lại.
- Nghiễn trì 砚池: cũng gọi là nghiễn hồ 砚湖, nghiễn chiểu 砚沼, nghiễn hải 砚海, mặc hải 墨海, mặc trì 墨池, nghiễn hoằng 砚泓, chỉ chỗ trũng chứa mực sau khi đã mài, nhìn chung ở tại phần trước nghiễn đường hoặc ở chung quanh nghiễn đường.
- Nghiễn thần 砚唇: cũng gọi là nghiễn duyên 砚缘, chỉ mép nghiên nhô cao chung quanh nghiễn đường, hình thành bờ vách giống như con đê của nghiễn đường.
- Nghiễn ngạch 砚额: cũng gọi là nghiễn đầu 砚头, chỉ phần trên của nghiên rộng hơn so với 3 bên nghiễn thần. Nhìn chung công nghệ điêu khắc, trang trí hoa văn đều ở bộ bị này. Ngoài ra, nghiên đá Đoan nghiễn, chạm trỗ thiết kế cũng đều sắp xếp ở bộ vị này, nhằm nâng cao giá trị thưởng thức.
- Nghiễn diện 砚面: chỉ bề mặt của nghiên, mặt trên hoặc chính diện của nghiên.
- Nghiễn bối 砚背: cũng gọi là nghiễn để 砚底, nghiễn hạ 砚下, nghiễn hậu 砚后, chỉ mặt lưng của nghiên, tức phần ngược lại với nghiễn diện, thường trên bề mặt có khắc bài minh hoặc thơ, từ.
- Nghiễn trắc 砚侧: cũng gọi là nghiễn bàng 砚旁, chỉ mặt bên ở chung quanh nghiên, cũng thường khắc bài minh.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 07/5/2016
Nguyên tác Trung văn
CỔ NGHIỄN ĐÍCH CẤU TẠO
古砚的构造
Trong quyển
CỔ NGOẠN THU TÀNG CHỈ NAM
古玩收藏指南
Biên soạn: Long Tùng 龙松, Kỉ Bình 纪平
Hà Bắc nhân dân xuất bản xã, 1994.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét