About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Định nghĩa về lịch sử

ĐỊNH NGHĨA VỀ LỊCH SỬ

          Lịch sử rốt cuộc là môn học như thế nào? có thể trả lời một cách đơn giản:
          Lịch sử là nghiên cứu lịch trình thay đổi và phát triển của xã hội loài người, nhận thức mối quan hệ nhân quả biến thiên tiến hoá của nó.
          Trong vũ trụ, bất luận một hiện tượng nào, đều luôn vận động không ngừng nghỉ, đều không ngừng biến thiên. Sự biến thiên đó gọi là “tiến hoá”
          Nhân đó, bất luận sự tình nào, cũng đều có “quan hệ nhân quả”. Hiểu rõ “nguyên nhân” của nó, có thể dự trắc được kết quả, hơn nữa có thể mưu tính phương pháp “cải lương”, “bổ cứu”.
          Muốn hiểu rõ mối quan hệ nhân quả của sự tình, phải cần có “kinh nghiệm”. Kinh nghiệm của một cá nhân thì có hạn, phải nhờ vào thời đại khác, người ở địa phương khác, cần phải có “kỉ tải” 纪载 (ghi chép). Kỉ tải chính là lịch sử.
          Cho nên lịch sử là thứ mà các môn học đều có. Nhưng người thời trước, phương pháp nghiên cứu môn học của họ thô, thường đem nhiều hiện tượng trộn lẫn lại. Người sau này biết cách làm đó là không được, nên đã đem hiện tượng trong vũ trụ phân ra thành một số bộ phận. Mỗi người nghiên cứu một bộ phận. Những gì có được của các bộ phận nghiên cứu đem chúng hợp lại. Gọi một cách khác đó là “khoa học”. Bộ phận nghiên cứu hiện tượng tiến hoá của xã hội gọi là “lịch sử học”.
          Người thời trước, phương pháp nghiên cứu môn học của họ thô, cho rằng:
Sử giả, kí sự giả dã
史者, 记事者也
(Sử là ghi chép sự việc)
hiện tượng gì trong vũ trụ cũng đều ghi chép. Cho nên Bát thư 八书 trong Sử kí 史记, Thập chí 十志 trong Hán thư 汉书, những môn học chuyên môn gì đó, những sự việc kì quái gì đó đều có cả. Tôn chỉ hiện tại lại không như thế.
          “Hiện tượng xã hội” cũng là một trong những “hiện tượng vũ trụ”, Sự “tiến hoá biến thiên” của nó cũng không thoát khỏi “quan hệ nhân quả”, tuy nhiên loại quan hệ nhân quả đó không đơn giản như hiện tượng tự nhiên, vì vậy “đoán định việc đã qua” “suy đoán tương lai” cũng không thể chính xác như khoa học tự nhiên, nhưng quyết không thể nói rằng nó không có quan hệ nhân quả. Nghiên cứu lịch sử chính là muốn “nhận thức mối quan hệ nhân quả này”. Đó chính là định nghĩa về lịch sử học.

Vài nét về tác giả
          Lữ Tư Miễn 吕思勉 (1884 – 1957): tự Thành Chi 诚之, người Thường Châu 常州 Giang Tô 江苏, là sử học gia nổi tiếng của Trung Quốc cận đại. Ông sinh ra trong một gia đình thư hương “thế đại sĩ hoạn” 世代仕宦, tự học thành tài. Bắt đầu từ năm 1905, trước sau ông học tại Thường Châu Đông Ngô đại học 常州东吴大学, giảng dạy tại khoa chuyên tu của trường Sư phạm đầu tiên do tỉnh Giang Tô thành lập (đại gia văn sử như Tiền Mục 钱穆, Triệu Nguyên Nhậm 赵元任 đều là học trò của ông), đồng thời ông cũng đảm nhiệm biên tập cho Trung Hoa thư cục, Thương  vụ ấn thư quán. Sau năm 1926, ông là giáo sư đồng thời kiêm chủ nhiệm khoa Quốc văn, khoa Lịch sử của Đại học Quang Hoa 光华 Thượng Hải. Thời kì kháng chiến, ông về lại quê nhà đóng cửa viết sách. Sau khi kháng chiến thắng lợi, ông trở lại Đại học Quang Hoa. Sau năm 1949, ông là giáo sư khoa lịch sử của Đại học Sư phạm Hoa Đông, uỷ viên Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân tỉnh Giang Tô.
          Lữ Tư Miễn suốt một đời dồn hết sức vào công việc nghiên cứu lịch sử và giảng dạy lịch sử, trứ thuật của ông hơn 800 vạn chữ, trứ tác có Bạch thoại bản quốc sử 白话本国史 gồm 4 quyển, xuất bản năm 1923, về sau biên soạn thành bộ Lữ trứ Trung Quốc thông sử 吕著中国通史, gồm 2 quyền.Về già ông nghiên cứu lịch sử đồng đại, trước sau xuất bản các tác phẩm như:
          Tiên Tần sử 先秦史
          Tần Hán sử 秦汉史
          Nguỵ Tấn Nam Bắc triều sử 魏晋南北朝史
          Tuỳ Đường Ngũ đại sử 隋唐五代史.
          Ngoài ra ông còn biên soạn Trung Quốc dân tộc sử 中国民族史, Sử thông bình 史通评.
          Lữ Tư Miễn là nhà sử học duy nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc nghiên cứu thông sử, sử đồng đại và chuyên sử, có những cống hiến to lớn ở nhiều lĩnh vực. Sử học gia trứ danh Nghiêm Canh Vọng 严耕望 rất coi trọng ông, từng nói rằng:
Phương diện luận bàn lớn rộng, trứ tác đồ sộ phong phú, có thể thâm nhập những người làm văn. Tôi luôn coi trọng 4 vị đại gia sử học tiền bối: Lữ Tư Miễn Thành Chi tiên sinh吕思勉诚之先生, Trần Viên Viên Am tiên sinh 陈垣援庵先生, Trần Dần Khác tiên sinh 陈寅恪先生 và Tiền Mục Tân Tứ tiên sinh 钱穆宾四先生.
          Lữ Tư Miễn không những là chuyên gia về sử học, mà còn đối với kinh học, văn tự học, văn học đều có những nghiên cứu sâu sắc, có những kiến giải độc đáo. Ông về học thuật nghiêm túc, tác phong thiết thực, tính tình thành thực chất phác, khiêm tốn cẩn thận, rất được người đương thời xưng tụng.

                                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                                            Quy Nhơn 04/5/2016

Nguyên tác Trung văn
LỊCH SỬ ĐÍCH ĐỊNH NGHĨA
历史的定义
Trong quyển
TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
中国通史
Tác giả: Lữ Tư Miễn 吕思勉
Vũ Hán xuất bản xã, 2011.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét