A MÃ VƯƠNG
Trong các trứ tác và thư tịch của các nhà truyền giáo giáo hội Da Tô đầu đời Thanh đã thấy tên gọi Amavan hoặc Amawang, Trung Quốc dịch là A Mã Vương 阿玛王, đây chính là Đa Nhĩ Cổn 多尔衮.
Trong bản dịch quyển Nhập Hoa Da Tô hội sĩ liệt truyện 入华耶苏会士列传, truyện thứ 49 Thang Nhược Vọng truyện 汤若望传 của Phùng Thừa Quân 冯承钧 có câu Hoàng thúc A Mã Vương 皇叔阿玛王 (trang 198) và câu Tiên thị A Mã Vương cầm Vĩnh Lịch Thái hậu Lệ Nạp (Helene) cập kỳ tha phi chủ tống kinh sư 先是阿玛王擒永历太后 (Helene) 及其他妃主送京师 (Trước tiên A Mã Vương bắt Thái hậu Vĩnh Lịch Lệ Nạp (Helene) cùng các phi đưa về kinh sư - trang 199). Nguyên văn chưa thấy, còn việc bắt Vĩnh Lịch Thái hậu thì đáng ngờ. Thời Vĩnh Lịch 永历 (1) có 2 Thái hậu:
- Một người là Quế Đoan Chính Thường Doanh chính phi 桂端正常瀛正妃
- Một người là mẹ ruột Vĩnh Lịch.
Quế Vương chính phi lúc bấy giờ xưng là Thái hậu được gọi là Vương thị 王氏 (theo Minh Sử - 明史, quyển 120; Hành tại dương thu - 行在阳秋; Việt du kiến văn - 粤游见闻; Nam cương dật sử - 南疆逸史; Nam Minh dã sử - 南明野史, quyển hạ), cũng được gọi là Mã thị 马氏 (theo Minh quý nam lược - 明季南略, quyển 14, mục Vĩnh Lịch kỵ xạ - 永历骑射). Còn mẹ ruột của Vĩnh Lịch cũng được gọi là Mã thị 马氏 (theo Dật sử - 逸史); hoặc gọi là Phạm thị 范氏 (theo Dã sử - 野史); hoặc gọi là Vương thị 王氏 (theo Nam lược - 南略) xưng là Thánh hậu, huy hiệu là Chiêu Thánh Nhân Thọ Thái Hậu 昭圣仁寿太后. Lúc bấy giờ hai Thái hậu cùng với Hoàng hậu Vĩnh Lịch xưng là Tam cung. Năm Vĩnh Lịch thứ 5, tức năm Thuận Trị thứ 8 (năm 1651), ngày 20 tháng 4 Tân Mão, Thái hậu Vĩnh Lịch mất ở Điền Châu 田州, ngày 18 tháng 7 an táng tại Tống thôn sơn 宋村山 bên cạnh hai sông, thuỵ là Hiếu Chính 孝正 (theo Nam Minh dã sử - 南明野史, quyển hạ; Hành tại dương thu - 行在阳秋 không ghi. Còn Nam cương dật sử - Kỷ lược - 南疆逸史 - 纪略 , quyển 3 ghi là an táng tại Dương Mỹ sơn 杨美山, Nam Ninh - 南宁), không có việc bị nhà Thanh bắt. Còn Thánh hậu thì theo Vĩnh Lịch đi An Long 安龙, sau dời đi Vân Nam 云南 vào Miến Điện 缅甸 bị người Miến bắt giao cho Ngô Tam Quế 吴三桂. Năm Khang Hy thứ 1 (1662), Ngô Tam Quế cùng Ái Tinh A 爱星阿 báo tiệp về triều đình, có câu Vĩnh Lịch cập kỳ quyến thuộc toàn hoạch vô di 永历及其眷属全获无遗 – (Vĩnh Lịch cùng quyến thuộc đều bị bắt không sót một ai) (theo Vương thị Đông Hoa lục - 东华录, Khang Hy quyển 2) tức có Thánh hậu trong đó. ( Hành tại dương thu - 行在阳秋 ghi rằng tháng 4 năm Vĩnh Lịch thứ 16 Hoàng Thái hậu Vương thị không ăn uống và mất, các sách khác không thấy ghi). Khi Vĩnh Lịch gặp nạn, Thánh hậu cùng các phi tần đều bị đưa về kinh (theo Nam cương dật sử - Kỷ lược - 南疆逸史 - 纪略 , quyển 3 ), lúc bấy giờ Đa Nhĩ Cổn đã mất hơn 10 năm. Lúc Đa Nhĩ Cổn nhiếp chính, vào tháng 12 năm Thuận Trị thứ 4 (năm 1647 tức năm Vĩnh Lịch nguyên niên), Khổng Hữu Đức 孔有德 đã bắt thái tử Vĩnh Lịch cùng tôn thất nhà Chu 朱 tổng cộng là 27 người (Vương thị Đông Hoa lục - 东华录, Thuận Trị quyển 9), trong đó không nghe nói có Thái hậu Vĩnh Lịch cùng các phi tần, những ghi chép trong Thang truyện tất có nhầm. Thái hậu Vĩnh Lịch rất sùng mộ Thiên Chúa giáo, thái giám của Vĩnh Lịch là Bàng Thiên Thọ 庞天寿 cùng với giáo sĩ hội truyền giáo là Tất Phương Tế 毕方济 (Francois Sambiasi) có quan hệ rất mật thiết, những việc này đều thấy có ghi chép trong các thư tịch phương Tây, người mà trong Thang truyện có nói chính là Thánh hậu Vĩnh Lịch, và năm đó là năm mà sau khi Vĩnh Lịch gặp nạn, nhưng người bắt không phải là Đa Nhĩ Cổn.
Nhưng chúng ta không thể vì thế mà nghi ngờ A Mã Vương không phải là Đa Nhĩ Cổn.
Trong Trung Quốc hiện thực tình hình (The Present State of China), ở bức thư thứ 1 có lời của Lewis Le Come, Jesuit gửi cho Pontchartrain:
Thát Đát Vương Sùng Đức (Tsonte) vô hạ hưởng thụ tha đích chiến thắng chi nhất thiết. Tha cận tức đế vị nhi tử, di lưu hành chính đích quản lý hoà lục tuế ấu tử đích chiếu cố cấp tha đích đệ đệ. Tha đích đệ đệ danh A Mã Vương (Amavan), chinh phục liễu sở hữu thượng vị quy phục đích tỉnh phận. Nhất cá thân vương ưng đắc đích khâm mộ, bất cận vi tha đích dũng cảm hoà phẩm hạnh thường thường lưu ý vu thành công, nhi thả diệc vi tha đích trung trinh hoà bổn phận. Đương ấu vương cập linh, tha tức giao hoàn tha đích chính quyền, tịnh thả tận lực tại đế quốc trung hiệu trung tân vương, tượng tha đương niên vị tha tự kỷ nhất dạng.
鞑靼王崇德 (Tsonte) 无暇享受他的战胜之一切. 他仅即帝位而死, 遗留行政的管理和六岁幼子的照顾给他的弟弟. 他的弟弟名阿玛王 (Amavan), 征服了所有尚未归服的省分. 一个亲王应得的钦慕, 不仅为他的勇敢和品行常常留意于成功, 而且亦为他的忠贞和本分. 当幼王及龄, 他即交还他的政权, 并且尽力在帝国中效忠新王, 像他当年为他自己一样.
(Thát Đát Vương Sùng Đức (Tsonte) không có lúc nào rảnh rỗi để hưởng thụ những chiến thắng của mình. Vừa lên ngôi liền đã mất, để lại việc quản lý hành chính cùng việc chăm sóc người con 6 tuổi của mình cho người em. Người em của ông tên là A Mã Vương (Amavan), đã chinh phục tiếp những tỉnh mà chưa chịu quy phục. Một thân vương được hâm mộ không chỉ vì lòng dũng cảm và phẩm hạnh thường lưu ý đến thành công, mà cũng còn vì lòng trung và bổn phận. Khi vị vua nhỏ đến tuổi trưởng thành, ông liền giao lại chính quyền đồng thời hết lòng tận trung với vị tân vương, giống như năm nào ông vì bản thân mình)
Những lời trong thư, cho thấy rõ con người lúc đó như trong Thanh sử chứng thực không phải là thuộc hạ của Đa Nhĩ Cổn
Từ A Mã Vương bắt nguồn từ chữ Mãn Châu, có âm đọc là Oát A Ngang 斡阿昂, tức chữ Vương 王 trong Hán văn, âm A Mã, tức Phụ 父, 2 chữ dịch âm Phụ vương . Sau khi Đa Nhĩ Cổn nhiếp chính, trong xưng hiệu bằng Mãn văn, không có xưng hiệu nào là không gắn với 2 chữ này. Trong Mãn văn không có từ Nhiếp chính mà chỉ có từ A Mã, gọi là Hoàng thúc phụ nhiếp chính vương 皇叔父摄政王, thấy trong văn thư và cả trên các ấn tín. Chúng tôi ngờ rằng trong cung lúc bấy giờ Thế Tổ (Thuận Trị) cũng có cách xưng hô như thế đối với Đa Nhĩ Cổn, tức thế tục gọi là Ký phụ 寄父, cho nên xưng hiệu ấy là độc tôn.
Lúc sinh thời Đa Nhĩ Cổn có rất nhiều xưng hiệu: Thời Thiên Mệnh 天命, Thiên Thông 天聪 (2) xưng là Cửu vương 九王; năm Thiên Thông thứ 2 được ban hiệu là Mặc Lặc Căn Đại Thanh 墨勒根代青. Năm Sùng Đức 崇德 (3) thứ nhất được phong là Duệ thân vương 睿亲王, khi Thế Tổ lên ngôi, Đa Nhĩ Cổn được gọi là Nhiếp chính Duệ thân vương 摄政睿亲王. Tháng 10 năm Thuận Trị thứ nhất được phong là Thúc phụ nhiếp chính vương 叔父摄政王, thường gọi là Hoàng thúc phụ nhiếp chính vương 皇叔父摄政王. Tháng 11 năm Thuận Trị thứ 5, đổi là Hoàng phụ nhiếp chính vương 皇父摄政王, khi mất (tháng 12 năm Thuận Trị thứ 7 ) có tên thuỵ là Thành Tông Nghĩa Hoàng Đế 成宗义皇帝. Sau khi bị tước bỏ tước hiệu và thuỵ hiệu (tháng 2 năm Thuận Trị thứ 8 ), trong các sách của triều đình ghi là Duệ vương 睿王, tục gọi là Mặc Lặc Căn vương 墨勒根王. Năm Càn Long thứ 43, được truy phong thuỵ hiệu là Duệ Trung thân vương 睿忠亲王. Những xưng hiệu trên đều thấy ghi chép trong các sách vở cả ở triều đình và tư nhân, điều này không còn nghi ngờ gì nữa. Trong quyển Hậu giám lục 后鉴录 Mao Kỳ Linh 毛奇龄 gọi Đa Nhĩ Cổn là Đài Tinh Khả Hãn 台星可汗, điều này chắc phải có căn cứ. Nguyên văn của từ Đài tinh chưa rõ, ngờ rằng có cùng nguồn gốc với từ Đại Thanh trong Mặc Lặc Căn Đại Thanh, hoặc người Mông Cổ tôn Đa Nhĩ Cổn là Khả Hãn sau khi ông nhiếp chính, cho nên mới có tên gọi này.
Côn Minh 昆明, ngày 17 tháng 11 năm 1940
Ngõ Điện Hoa 靛花, xa Bắc Bình 北平 đã 3 năm
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- VĨNH LỊCH 永历: niên hiệu của Minh Thần Tông 明神宗 Chu Dực Quân 朱翊钧, ở ngôi 48 năm từ năm 1572 đến năm 1620
(2)- THIÊN MỆNH 天命: Là niên hiệu của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích 努尔哈赤
THIÊN THÔNG 天聪: là niên hiệu của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực 皇太极
(3)- SÙNG ĐỨC 崇德: cũng là niên hiệu của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 12/7/2012
Dịch từ nguyên tác Trung văn
THÍCH “A MÃ VƯƠNG”
释 “阿玛王”
Trong quyển
THANH SỬ THÁM VI
清史探微
Tác giả: TRỊNH THIÊN ĐĨNH (郑天挺)
Bắc Kinh Đại học xuất bản xã, 7. 1999
0 nhận xét:
Đăng nhận xét