About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Việc kết tập "Kinh Thi" và việc mở đầu "Thi học"


VIỆC KẾT TẬP “KINH THI”
VÀ VIỆC MỞ ĐẦU “THI HỌC”

1- Việc kết tập “Kinh Thi”
          Bản Kinh Thi do chính quyền trung ương triều Chu biên soạn hiện nay chúng ta không thể nhìn thấy, vì vậy có hay không có việc Khổng Tử từng san định Kinh Thi đã dẫn đến sự tranh luận trường kì. Kiến giải chủ lưu hiện nay cho rằng 300 bài trong kinh Thi là do nhạc quan của vương triều Chu biên đính.
          Kinh Thi vào thời Chu đã trải qua 3 lần biên tập chỉnh lí tương đối đại quy mô:
          - Lần thứ 1 là vào thời Chiêu Vương 昭王, Mục Vương 穆王.
          - Lần thứ 2 là vào thời “Tuyên Vương trung hưng” 宣王中兴.
          - Lần thứ 3 là vào đời Bình Vương 平王 thời Đông Chu.
          Công tử Quý Trát 季札 nước Ngô khi sang nước Lỗ muốn xem nhạc (năm 544 trước công nguyên), nội dung và thứ tự sắp xếp trong Kinh Thi lúc đó so với bản hiện nay khác biệt chẳng là bao, “Thi tam bách” là từ thông xưng để gọi kinh Thi. Thời Xuân Thu nhà Chu suy vi, “ Vương giả chi tích tức nhi Thi vong” 王者之迹熄而诗亡 (1) (dấu vết của Thánh vương không còn thấy, Kinh Thi cũng mất), văn bản và âm nhạc đều được tiếp thụ qua sự chỉnh lí của Khổng Tử. Khổng Tử cũng đã nói:
Ngô tự Vệ phản Lỗ, nhiên hậu nhạc chính, nhã tụng các đắc kì sở (2).
吾自卫返鲁, 然后乐正, 雅颂各得其所
(Từ khi ta từ nước Vệ trở về lại nước Lỗ, sau đó nhạc mới được chỉnh lí, nhã và tụng mỗi loại đều được sắp xếp thoả đáng)
Quá trình hình thành Kinh Thi mà hiện nay chúng ta khảo sát, nhất định không thể thoát li công năng chính trị tại vương triều Chu. Được xem là một bộ phận tổ thành quan trọng của chế độ lễ nhạc, việc kết tập Kinh Thituyệt đối không phải là hành vi cá nhân, không phải là một hiện tượng văn học hoặc học thuật đơn thuần. Khổng Tử là người đi tiên phong trong việc mở trường dạy học, sau Khổng Tử, học thuật mới trở thành hành vi cá nhân xuất hiện trên vũ đài lịch sử, tước hàm “Chí Thánh Tiên Sư” 至圣先师cũng từ đó mà ra.
Chính vì do bởi tính chất quan phương của Kinh Thi, việc biên đính 300 thiên mới không phải là hành vi biên tập mang ý nghĩa thông thường, mà là thuộc về phạm trù biên soạn của chế độ điển chương nhà nước. Kinh Thi cũng giống như 5 kinh khác, “đều là chính điển của tiên vương”
2- Việc mở đầu  “Thi học”
          Kinh Thi vào đầu đời Chu, công năng chủ yếu của nó mang tính tôn giáo, mục đích ở chỗ luận chứng cho tính hợp pháp việc nhà Chu thay thế nhà Thương. Từ giữa đời Chu trở đi, bắt đầu sáng tác “Nhã”, công dụng chủ yếu của nó ở phương diện chính vụ của triều đình, chư hầu đến triều hạ, công trình trọng đại và nông vụ, ca ngợi và châm biếm chính trị đương thời. Sau thời Đông Chu, “Phong” chiếm ưu thế tuyệt đối, đó là kết quả của việc văn hoá dần khuếch tán vào dân gian, cũng biểu thị trung tâm chính trị của Đông Chu bắt đầu chuyển sang các nước chư hầu lớn.
          Có thể suy đoán rằng, thời Đông Chu, quân sự của chính quyền trung ương suy vi, quyền chinh phạt đã không thể hành sử; khu vực quản lí bị thu hẹp lại, không có đủ tài lực để cử hành những điển lễ long trọng; chính trị phá sản, chư hầu không đến triều cống, cũng không có cách gì để ngăn cản hành vi vượt lễ  của các nước chư hầu. Quyền lực làm chủ thiên hạ của nhà Chu duy nhất có thể thực hiện được đó là biên soạn và truyền bá thi nhạc. Sự hưng thịnh của văn hoá dân gian lúc bấy giờ cũng đã tạo điều kiện cho quyền lực này. Sự thịnh hành của “Phong” cùng với việc khanh sĩ thời Xuân Thu “làm thơ để bày tỏ chí hướng” đã nói rõ Kinh Thi bắt đầu từ tôn giáo, chính trị bước vào lĩnh vực sinh hoạt cá nhân. Đương nhiên, công năng cơ bản của Kinh Thi vẫn là mang tính chính trị, là tiêu chí quan trọng đánh dấu nhà Chu là cộng chủ của thiên hạ.

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Câu này ở thiên Li Lâu hạ 离娄下  trong Mạnh Tử 孟子
          Theo phần chú thích trong Mạnh Tử 孟子 do Vạn Lệ Hoa 万丽华, Lam Húc 蓝旭 chú dịch, chữ là viết nhầm của chữ “kí” (gồm chữ với bộ ). Chữ này có nghĩa là “tù nhân” 遒人 tức vị quan thái thi đời Chu.
          Như vậy cả câu Vương giả chi kí tức nhi “Thi”  vong có nghĩa là:
Việc thái thi của thánh nhân đã đình chỉ, “Thi” cũng không còn.
(Trung Hoa thư cục – 2007, trang 180)
(2)- Câu này ở thiên Tử hãn 子罕  trong Luận ngữ 论语

                                                                  Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 9/10/2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
“THI” ĐÍCH KẾT TẬP
“THI” HỌC ĐÍCH PHÁT ĐOAN
的结集
学的发端
Trong
“THI” HỌC NHẬP MÔN TRI THỨC
学入门知识

0 nhận xét:

Đăng nhận xét