About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Hình luật cổ đại (tiếp theo)

HÌNH LUẬT CỔ ĐẠI
(tiếp theo)

          Nhà Thương kế thừa chế độ nhà Hạ. Pháp luật nhà Thương được chế định trên cơ sở pháp luật nhà Hạ, điều mà gọi là:
Thương hữu loạn chính, nhi tác Thang hình (1).
商有乱政,而作汤刑
(Nhà Thương vì chính trị biến loạn nên đặt ra Thang hình)
Tổ Giáp nhị thập tứ niên trùng tác Thang hình (2).
祖甲二十四年重作汤刑
(Tổ Giáp 祖甲 năm thứ 24 chế định lại Thang hình)
Đây chính là minh chứng đời Thương chế định hình luật. Nhìn từ một số cổ tịch và bốc từ, hình phạt trong hình luật đời Thương cũng không ngoài “ngũ hình” (3) của Cao Dao đời Hạ, tức mặc , tị , phí , cung , đại tịch 大辟 (*). Đời Hạ, tử hình tức chém đầu, còn ở đời Thương, tử hình có nhiều hình phạt như chém đầu, chém ngang lưng, xẻ thịt, róc thịt, moi tim. Ngoài ra, còn có thiêu sống (tức “phần” , hoặc băm thịt làm mắm (tức “hải” ), hoặc xẻ thịt phơi khô (tức “bô” ), tính tàn khốc vượt qua cả đời Hạ. Đương nhiên những hình pháp tàn khốc này chủ yếu được thi hành vào cuối đời Thương, đặc biệt là vào thời kì thống trị tàn bạo của vua Trụ , khiến dân chúng nổi dậy dẫn đến sự diệt vong của nhà Thương.
          Chu Vũ Vương 周武王 diệt nhà Thương, kiến lập vương triều Tây Chu, tiếp thu bài học diệt vong của vua Trụ, nên khi chế định pháp luật đã “minh đức thận phạt” 明德慎罚 (làm sáng cái đức, thận trọng ở hình phạt), về phương diện hình luật đã bỏ một số hình phạt tàn khốc, đồng thời đề xuất một số nguyên tắc dựa vào tội để định ra hình phạt. Ví dụ như:
          Quyết quan lương, du thành quách nhi lược đạo giả, kì hình  tẫn; nam nữ bất dĩ nghĩa giao dã, kì hình cung; xúc dịch quân mệnh, cách dư phục chế độ, gian quỹ đạo nhương thương nhân giả, kì hình tị; phi sự nhi sự chi, xuất nhập bất dĩ đạo nghĩa, nhi tụng bất tường chi từ giả, kì hình mặc; hàng bạn; khấu tặc, kiếp lược, đoạt nhương kiều kiền giả, kì hình tử (4).
          决关梁, 逾城郭而略盗者, 其刑膑; 男女不以义交, 其刑宫; 触易君命, 革舆服制度, 奸宄盗攘伤人者, 其刑劓; 非事而事之, 出入不以道义, 而诵不祥之词, 其刑墨; 降畔, 寇贼, 劫掠, 夺攘挢虔者, 其刑死.
          (Đục khoét cầu cống, trèo tường trộm cắp, hình phạt là chặt chân; trai gái không giữ theo lễ, hình phạt là cung hình; xúc phạm trái lệnh vua, tự ý thay đổi chế độ xe cộ y phục, trộm cắp gây hại cho người, hình phạt là xẻo mũi; không đáng thờ phụng mà đi thờ phụng, ra vào không theo đạo nghĩa, nói những lời không tốt, hình phạt là thích chữ lên mặt; phản loạn, khấu tặc, cướp bóc, quấy nhiễu, hình phạt là tử hình.)
          Định tội lượng hình cần phải có căn cứ xác đáng, đây là điều kiện mà pháp luật cần phải có, nếu không sẽ thực thi không chính xác. Đồng thời, trong pháp chế thời Tây Chu đã chú ý phân biệt sơ ý phạm tội và cố ý phạm tội (5), sơ ý hình phạt theo mức nhẹ, cố ý hình phạt theo mức nặng, đây là sự tiến bộ của hình pháp.
          Nhưng, đến thời Xuân Thu Chiến quốc, nhà Chu không đủ sức vượt ra khỏi khuôn “cửu hình” 九刑 (hình pháp), để đi đến việc chế định pháp luật mới, ngược lại, các nước chư hầu lại tự chế định ra pháp luật khác nhau, có “Hình phù” 刑符 (nước Hàn), “Thị pháp” 市法“Điền pháp” 田法 (nước Tề), “Quốc luật” 国律(nước Triệu), “Hộ luật” 户律 (nước Nguỵ), “Quan thị luật” 关市律  “Thương luật” 仓律 “Dao luật” 徭律 “Trí lại luật” 置吏律 “Quân tước luật” 军爵律“Ngưu dương khoá” 牛羊课 “bộ đạo luật” 捕盗律(nước Tần), bao hàm pháp luật của nhiều phương diện như thiết lập quan chức, quản lí đất đai, thu thế, quản lí thị trường, bắt tội phạm, quản lí hộ khẩu, khen thưởng quân công. Đối với tình hình hỗn loạn về pháp chế, Tần Thuỷ Hoàng lấy pháp luật nước Tần làm cơ sở, chế định ra pháp chế cả nước thống nhất. Đáng tiếc không có sử sách ghi chép, chỉ có Tần giản 秦简 được phát hiện tại Vân Mộng 云梦 Hồ Bắc 湖北 ghi chép sơ lược. Giai cấp thống trị nhà Hán tiếp thu bài học diệt vong của nhà Tần, đã phế bỏ hình pháp hà khắc, đồng thời tiến hành cải cách pháp luật, thực hiện chế độ thẩm lí tố tụng, tức bình nghị định tội để có hình phạt tương xứng, đồng thời lấy kinh điển Nho gia để giải thích pháp luật, đối với những người già cả tàn phế có chính sách khoan hồng. “Cửu chương luật” 九章律do đời Hán chế định được cấu thành trên cơ sở 6 chương “đạo” “tặc” “tù” “bộ” “tạp” “cụ” của luật nhà Tần, thêm vào 3 chương “hưng” “cứu” “hộ” . Ngoài ra, còn có một hệ thống pháp luật chuyên. Sau khi nhà Hán mất, luật nhà Hán được nhà Nguỵ, nhà Tấn kế thừa; còn “Khai Hoàng luật” 开皇律 của nhà Tuỳ lại lấy pháp luật Hán Tấn làm cơ sở. “Trinh Quán luật” 贞观律đầu thời Đường lại lấy “Khai Hoàng luật” 开皇律làm bản gốc. Từ đó về sau, pháp luật của các đời đều có mối quan hệ kế thừa.

CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC
(1)- Tả truyện – Chiêu Công lục niên 左传 - 昭公六年.
(2)- Kim bản “Trúc thư kỉ niên” 今本 竹书纪年
(3)- Sử kí – Hạ bản kỉ - 夏本纪.
(4)- Chu lễ - Tư  hình 周礼 - 司刑, Trịnh Huyền 郑玄chú dẫn Thượng thư đại truyện 尚书大传.
(5)- Thượng thư – Khang cáo 尚书 - 康诰.
CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(*)- NGŨ HÌNH 五刑: gồm mặc , tị , phí , cung , đại tịch 大辟.
- Mặc :  thích chữ lên mặt
- Tị : xẻo mũi
- Phí : cắt chân
- Cung : cắt bỏ bộ phận sinh dục
- Đại tịch 大辟: xử tử.

                                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                                        Quy Nhơn 23/7/2013

Nguyên tác Trung văn
HÌNH LUẬT
刑律
Trong quyển
VĨNH BẤT THẤT LẠC ĐÍCH VĂN MINH
永不失落的文明
Tác giả: Lí Thiệu Liên 李绍连
Thượng Hải. Học Lâm xuất bản xã, 1999.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét