About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: "Pháp" bằng phẳng như nước

 “PHÁP” BẰNG PHẲNG NHƯ NƯỚC
BÀN VỀ CHỮ “PHÁP”

          Dùng “pháp” để trị nước, dựa theo “pháp” mà làm việc, chữ “pháp” cổ viết là . Chữ cổ này so với chữ ngày nay nhiều hơn một chữ (trãi/ trĩ). Chữ là chữ gốc của chữ . Chữ cổ do 3 bộ phận tổ thành, gồm: , , . Chữ tại sao lại có bộ (thuỷ)? Hứa Thận 许慎đời Hán giải thích rằng:
Pháp bình như thuỷ (1)
法平如水
(“Pháp” bằng phẳng như nước)
mượn để cường điệu sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
          Theo truyền thuyết, chữ (trãi / trĩ) trong chữ là một loài thú, tựa con trâu một sừng, nó rất giỏi phân biệt ngay gian. Hứa Thận nói, có người tố tụng, sai con trãi húc kẻ gian (2). Trong Thần dị kinh 神异经 chép rằng:
Bắc hoang sơn trung hữu nhân đấu, (trãi) tắc xúc bất trực giả.
北荒山中有人斗, () 则触不直者
(Trong núi ở Bắc hoang có người đánh nhau, (con trãi) húc vào kẻ không ngay thẳng)
Từ đó có thể thấy, chữ nguyên có chữ, , . Còn (khứ) chính là đi húc vào kẻ gian, kẻ ác. Con còn được nói là “giải trãi / trĩ” 獬豸. Ti ngự sử và Án sát sứ đời Thanh, phía trước và sau bổ phục đều thêu đồ án “giải trãi”, cũng chính là đồ án con . Do bởi nó chỉ có một sừng nên cũng gọi là “độc giác thú” 独角兽. Hiện nay có tờ báo pháp chế vẫn còn dùng “Độc giác thú” để làm tên gọi cho một chuyên mục, đại khái chính là lấy ý nghĩa con có thể phân biệt ngay gian, công bình, chính trực.
“Pháp” là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, là sự tổng hoà các loại quy phạm quyền lực nhà nước ước chế hành vi của con người, bao gồm pháp luật, pháp lệnh. Từ ngôn ngữ văn tự mà nói, đối với “pháp”, tiền nhân cũng đã có không ít những thuyết minh, cũng có thể nâng cao nhận thức của chúng ta đối với “pháp”, tăng cường quan niệm pháp chế của chúng ta. Trong Thuyết văn 说文 giải thích:
Pháp, hình dã
, 刑也
(Pháp là hình vậy)
“Hình” là động từ, hình những kẻ có tội, nói rõ “pháp” là nghiêm minh. Hình được thực hiện cho những kẻ gian ác, không thể chỉ dựa vào khuyên bảo, mà phải dựa vào “pháp” để làm việc. Trong Diêm thiết luận 盐铁论 có viết:
Pháp, hình phạt dã, sở dĩ cấm cường bạo dã
, 刑罚也, 所以禁强暴也
(Pháp là hình phạt, nhân đó để cấm cường bạo)
Cách nói này hoàn toàn nhất trí với cách nói trong Thuyết văn. Trong Quản Tử 管子 giải thích “pháp” là:
          Xích thốn dã, thằng mặc dã, quy củ dã, hành thạch dã, đấu hộc dã, giác lượng dã (3).
          尺寸也, 绳墨也, 规矩也, 衡石也, 斗斛也, 角量也
          (Là thước tấc, là dây và mực, là cái quy cái củ, là cân và quả cân, là cái đấu và cái hộc, là giác lượng)
          Trong đó “thằng” là một loại tiêu chuẩn, pháp lệnh. “Hành thạch” 衡石 là từ gọi chung dụng cụ dùng để cân, “hành” là cái cân, “thạch” biểu thị trọng lượng. Quản Tử đã từ một loại quy củ, quy phạm hành vi mà nói. “Pháp” có nhiều từ cận nghĩa. Trong Nhĩ nhã – Thích hỗ 尔雅 - 释诂 có chép:
Kha, hiến, hình, phạm, tịch, luật, củ, tắc, pháp dã.
, , , , , , , , 法也
(Kha, hiến, hình, phạm, tịch, luật, củ, tắc là pháp vậy)
          “Kha” chỉ cán rìu, cán rìu có quy cách, dùng để biểu thị một loại quy tắc; “tịch” mang ý nghĩa pháp độ; “hiến” là pháp lệnh, “hiến pháp” là đại pháp căn bản. Những chữ trên đây mà Nhĩ nhã nêu ra đều có khái niệm của “pháp”, có ý nghĩa của “pháp”.
          Đương nhiên, chúng ta đầu tiên phải từ bản chất của “pháp” để nhìn vấn đề, nhận thức “pháp” là sản vật của xã hội có giai cấp, mang tính giai cấp rõ nét, nó phản ánh ý chí của giai cấp, “pháp” do quốc gia chế định hoặc cho phép quy tắc hành vi, dựa vào sức cưỡng chế của nhà nước để bảo chứng sự thực hiện. Tuyên truyền pháp chế, tiến hành dân chủ cùng với giáo dục pháp chế, đề cao quan niệm pháp chế, là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Chú của nguyên tác
1- Thuyết văn giải tự 说文解字:
Pháp hình dã, bình chi như thuỷ, tùng thuỷ
法刑也, 平之如水, 从水
2- Thuyết văn giải tự 说文解字:
“….. Trãi sở dĩ xúc bất trực giả khứ chi.”
“…..廌所以触不直者去之.”
          Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
3- Quản Tử 管子 trang 23, quyển 2, Thất pháp đệ lục 七法第六. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.

                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                             Quy Nhơn 06/3/2015
              
Nguyên tác Trung văn
PHÁP BÌNH NHƯ THUỶ
ĐÀM “PHÁP”
法平如水
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998

0 nhận xét:

Đăng nhận xét