About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Thế nào là Phật?

THẾ NÀO LÀ PHẬT?

          Phật tức Budhatrong tiếng Phạn, dịch âm là Phật Đà 佛陀, ý nghĩa là “giác giả” 觉者, cũng chính là người giác ngộ chân lí một cách triệt để, là bậc cao nhất trong việc tu hành Phật giáo. Đối với chân lí, mọi người đều có thể đạt đến cảnh giới đại triệt đại ngộ, vì thế mọi người đều có thể thành Phật.
          Phật giáo tiểu thừa giảng từ “Phật Đà” là chỉ Thích Ca Mâu Ni 释迦牟尼, người sáng lập Phật giáo; còn Đại thừa thì cho rằng, ngoài Phật Thích Ca Mâu Ni ra, trong vũ trụ còn có nhiều Phật giác hạnh viên mãn. Thời gian thì vô hạn, bao gồm cả quá khứ, hiện tại, vị lai, vô thuỷ vô chung; không gian thì vô cùng, bao gồm cả vũ trụ, không bờ không bến. Trong thời gian, không gian của thập phương tam thế có vô số Phật và Phật quốc, nhiều như cát sông Hằng, không cách nào đếm được.

Quá khứ thất Phật
          Theo truyền thuyết Phật giáo, trong quá khứ có 7 vị Phật, lần lượt là:
          Tì Bà Thi Phật 毗婆尸佛
          Thi Khí Phật 尸弃佛
          Tì Xá Phật 毗舍佛
          Câu Lưu Tôn Phật 拘留孙佛
          Câu Na Hàm Mâu Ni Phật 拘那含牟尼佛
          Ca Diếp Phật 迦叶佛
          Thích Ca Mâu Ni Phật释迦牟尼佛
          3 vị Phật đầu thuộc quá khứ kiếp (Trang nghiêm kiếp 庄严劫); 4 Phật sau thuộc hiện tại kiếp (Hiền kiếp 贤劫)

Tam thế Phật
          Gọi là “Tam thế Phật” 三世佛 có 2 thuyết, đó là dựa vào thời gian và không gian.
          Dựa vào thời gian chỉ quá khứ thế Nhiên Đăng Phật 燃灯佛, hiện tại thế Thích Ca Mâu Ni Phật 释迦牟尼佛, vị lai thế Di Lặc Phật 弥勒佛.
          Theo địa vực có Dược Sư Phật 药师佛 của Đông phương tịnh lưu li thế giới东方净琉璃世界; Thích Ca Mâu Ni Phật 释迦牟尼佛 của Ta bà thế giới娑婆世界; A Di Đà Phật 阿弥陀佛 của Tây phương cực lạc thế giới 西方极乐世界.

Ngũ phương Phật
          Trong thế giới Mật tông, Đại Nhật Như Lai 大日如来  là Mật tông giáo chủ. Lấy Đại Nhật Như Lai làm trung tâm hình thành Ngũ phương Phật, tuyên giảng Phật pháp. Trong Ngũ phương Phật lấy Đại Nhật Như Lai (tức Tì Lư Già Na Phật 毗卢遮佛) làm trung tâm, chung quanh có Đông phương A Súc Phật 东方阿 (1) ; Tây phương Vô Lượng Quang Phật 西方无量光佛 (tức A Di Đà Phật 阿弥陀佛); Namphương Bảo Sinh Phật 南方宝生佛; Bắc phương Bất Không Thành Tựu Phật 北方不空成就佛. Mục đích đem 5 loại chấp trước của nhân loại là “tham, sân, si, mạn, nghi” chuyển biến thành 5 loại trí tuệ.

Tam thân Phật
          Tam thân Phật chỉ 3 loại Phật thân, tức Pháp thân Phật 法身佛; Báo thân Phật 报身佛; Ứng thân Phật 应身佛.
Pháp thân Phật Tì Lư Già Na Phật (tức Đại Nhật Như Lai) đem chân lí mà Phật đã giảng cụ thể hoá, tượng trưng cho chân lí tuyệt đối của Phật pháp.
Báo thân Phật, Lư Xá Na Phật biểu thị đã chứng ngộ chân lí Phật quả hiển thị trí tuệ của Phật.
Ứng thân Phật Thích Ca Mâu Ni Phật vì để giáo hoá thế gian mà tuỳ duyên ứng hiện sinh thân.

Chú của người dịch
1- Trong nguyên tác, chữ “Súc” này gồm bộ  “môn” bên ngoài và chữ “chúng” bên trong.
          Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn, ở mục A Súc (Phật) cũng ghi chữ “Súc” như thế.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 13/3/2015

Nguyên tác Trung văn trong
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002

0 nhận xét:

Đăng nhận xét