About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Hồ

HỒ

          Từ hậu kì Tây Chu trở đi, hồ dần thay thế tôn , dữu  , lôi , phương di 方彝, trở thành loại tửu khí chủ yếu dùng để đựng, và là trọng khí mà các chư hầu rất thích, nhân đó số lượng chế tác tương đối lớn, là loại chủ yếu trong số các loại thanh đồng khí thời cổ, đa phần xuất hiện thành cặp, tạo hình trang sức cao lớn, tinh xảo hoa mĩ, phong cách đa dạng, có ảnh hưởng quan trọng đối với nghệ thuật tạo hình khí vật đời sau. Hồ bằng đồng đời Thương – Chu được thu thập trong Lịch đại trứ lục cát kim mục 历代著录吉金目 có đến 335 chiếc.
          Về cơ bản, các hồ đều thuộc văn vật trân quý cấp 1, hơn nữa có những chiếc là trọng khí cực kì quý báu, trong đó “Tụng hồ” 颂壶 thời Tây Chu  là nổi tiếng nhất. Hiện tồn 2 chiếc: một chiếc được lưu giữ tại Viện bảo tàng Cố Cung Đài Bắc, tính đến nắp cao 63cm, 4 phía mặt ngoài nắp và trong bụng của hồ có minh văn tương đồng, mỗi nơi 151 chữ, ghi lại việc quý tộc Tụng được Chu vương phong mệnh và ban thưởng, ông làm ra vật này để kỉ niệm sự ân sủng. Một chiếc khác được lưu giữ tại Viện bảo tàng quốc gia, mất nắp, cao 51.7cm, tạo hình tương đồng. Năm 1976 nơi lò gốm Trang Bạch Gia 庄白家 tại Phù Phong 扶风Thiểm Tây 陕西 phát hiện được một chiếc hồ cực kì tinh xảo.
          Hồ nổi tiếng nhất của thời Xuân Thu là “Liên hạc phương hồ” 莲鹤方壶, phát hiện năm 1923 ở Nam Môn 南门huyện Tân Trịnh 新郑 tỉnh Hà Nam 河南, hiện được lưu giữ tại Viện bảo tàng tỉnh Hà Nam. Đáy hồ chế tác thành hình hoa có 2 con thú ở dưới nâng lên, trên nắp xếp cánh hoa sen thành tầng, chính giữa có một con hạc đang đứng vươn cánh. Về nghệ thuật được giới  nghệ thuật sử xem là tác phẩm đại biểu bỏ kiểu cũ theo kiểu mới của đồ đồng thời Đông Chu.
          Hồ là khí vật bằng đồng đặc sắc nhất và thường thấy từ thời Chiến Quốc đến thời Hán. Tương tự với cách tạo hình và trang trí của chiếc hồ trong bức “Yến lạc ngư lạp công chiến đồ” 宴乐渔猎攻战图 được lưu giữ tại Viện bảo tàng Cố Cung có 3 chiếc: một chiếc là truyền thế phẩm được lưu giữ tại Viện bảo tàng Cố Cung, hai chiếc còn lại lần lượt được phát hiện vào năm 1965 tại đầm Bách Hoa 百花 thành phố Thành Đô 成都 tỉnh Tứ Xuyên 四川 và năm 1977 tại chùa Cao Vương 高王 huyện Phụng Tường 凤翔tỉnh Thiểm Tây 陕西. Tạo hình đều là kiểu hồ tròn lưu hành vào tảo kì thời Chiến Quốc, thân hồ trang trí những hình khảm kim thuộc, triển khai theo chiều ngang, phối trí thành nhiều tầng. Hình tượng ở mỗi tầng trang sức hoa văn mây xiên góc gián cách. Nhân vật đều là nghiêng, không biểu hiện ngũ quan. Mỗi nhân vật đều phối trí bình diện đơn tầng, không biểu hiện quan hệ chiều sâu nhưng động tác của nhân vật sinh động, quan hệ tổ hợp giữa các nhân vật rất rõ ràng. Biểu hiện của phòng ốc, thuyền là mặt cắt để thể hiện một cách rõ ràng trạng thái nhân vật đang hoạt động trong đó. Những hình tượng này về kĩ pháp biểu hiện hội hoạ còn ở vào giai đoạn ấu trĩ, nhưng nội dung đề tài thể hiện đa phương diện cảnh sinh hoạt quý tộc và hoạt động chiến tranh, săn bắn thời Chiến Quốc, nó là tư liệu vật thực quan trọng để hiểu hình thức hội hoạ và kĩ xảo biểu hiện thời Chiến Quốc.

Phụ lục 

Tụng hồ (Tây Chu)
颂壶 (西周)


Tam niên Hứng hồ (Tây Chu)
三年兴壶 (西周)


Kỉ Phụ hồ (Tây Chu)
几父壶 (西周)


Phụng điểu văn hồ (Tây Chu)
凤鸟纹壶 (西周)


Liên hạc phương hồ (Xuân Thu) 
莲鹤方壶 (春秋)


Thú liệp văn hồ (Chiến Quốc tảo kì)
狩猎纹壶 (战国早期)


                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 11/10/2015

Nguồn: CỔ NGOẠN 古玩
Tác giả: Đỗ Vệ Dân 杜卫民
Bắc Kinh: Học Uyển xuất bản xã, 2007

0 nhận xét:

Đăng nhận xét