About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Quần hùng trục lộc - Chiến Quốc (tiếp theo)

QUẦN HÙNG TRỤC LỘC – CHIẾN QUỐC
(từ năm 475 đến năm 221 trước công nguyên)
(tiếp theo)

          Xuân Thu là thời đại phân quyền. Các nước đều đứng yên đôi chân của mình trên địa bàn vốn có, không có ai nghĩ đến việc thống nhất thiên hạ. Nhưng đến thời Chiến Quốc, phân quyền đã đi đến tận cùng, nhiệm vụ tập quyền được nhắc đến trên lộ trình nghị sự của các nước. Nhưng, độ khó của tập quyền vượt xa phân quyền. Bất cứ một chư hầu nào muốn có thực lực thống nhất, nhất định trước tiên phải tự mình làm một công việc, mà cốt lõi của công việc này chính là sự cải cách chính trị. Cuối thời Xuân Thu, chế độ chính trị giữa thế lực cũ và mới triển khai tranh đấu. Tiêu điểm của cuộc tranh đấu là đối đãi như thế nào với đặc quyền và địa vị của giới quý tộc thế tập. Chế độ mới phản đối quyền lực thế tập của quý tộc, chủ trương căn cứ công lao thực tế để tuyển chọn nhân tài không hạn chế trong một kiểu, điều này rõ ràng thích ứng với hình thế mới. Đương nhiên, phong trào loại bỏ thế khanh thế lộc không triệt để, cái đuôi to lớn của nó chính là chế độ thế tập quân chủ. Nhưng, cải cách dù sao vẫn hơn không cải cách; cải cách tương đối triệt để tốt hơn so với cải cách nửa đường rồi bỏ. Sự cải cách chính trị của nước Tần về phương diện thế lực quý tộc thế tập đã công kích triệt để nhất, và đã thống nhất được Trung Quốc.
          Thực lực quân sự các nước lấy thực lực kinh tế làm hậu thuẫn, còn sự phát triển kinh tế thời Chiến Quốc, dưới tác động của chiến tranh cũng có được một bước tiến dài. Sự phát triển kinh tế thời kì này có 2 điểm chính:
          - Đồ sắt được sử dụng rộng rãi, khiến một diện tích lớn đất hoang được khai khẩn và thâm canh có hiệu quả.
          - Quốc gia thông qua việc tịch thu điền sản của quý tộc, và động viên khẩn hoang đã có được một lượng lớn công điền, khiến dân nghèo không có đất trở thành nông dân tự canh mang tính lao động tích cực.
          Ngoài ra, việc sửa sang thuỷ lợi cũng thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, về phương diện này vẫn là nước Tần đi đầu. Đập Giang yển 都江堰nổi tiếng và kênh mương nước Trịnh là công trình thuỷ lợi kiểu lớn, đối với sự phát triển kinh tế của nước Tần đã có cống hiến không nhỏ. Đồng thời với đó, chiến tranh cũng thúc đẩy sự phát triển thương nghiệp. Đặc biệt là nghề đúc và kiến trúc liên quan trực tiếp với chiến tranh đã có được thành tựu mà trước đó chưa từng có. Sự phát triển thương nghiệp tập trung tại 6 nước ở Sơn Đông. Nhất là nghề làm muối và nghề rèn sắt trở thành đầu rồng to lớn trong hoạt động thương nghiệp. Nhưng trong xã hội đương thời lấy việc tự nông canh làm chủ, nông nghiệp so với thương nghiệp càng quyết định vận mệnh sinh tử của quốc gia. Nông nghiệp có thể làm hưng thịnh một đất nước, còn thương nghiệp thì dễ sinh sôi hủ hoá. Nước Tần là đại biểu cho việc trọng nông khinh thương, điều này khiến cho Tần có thể chuyên tâm phát triển sản xuất, tăng cường quân bị.

                                                                  Huỳnh Chương Hưng
                                                                  Quy Nhơn 23/10/2015

Nguyên tác Trung văn
QUẦN HÙNG TRỤC LỘC – CHIẾN QUỐC
群雄逐鹿 - 战国
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét