NGHIỆP BÁ CỦA TẤN VĂN CÔNG

Nước Sở từ rất lâu đã chăm chăm vào trung nguyên. Năm 634 trước công nguyên. Để lên làm bá chủ, Tề Hiếu Công 齐孝公đã khiêu chiến với các nước ở trung nguyên. Nước Sở thừa cơ can thiệp vào, thống lĩnh các nước công kích nước Tề cùng nước đồng minh của Tề là nước Tống. nước Tống nhìn thấy chống đỡ không nỗi, đành cầu viện nước Tấn. Nước Tấn lúc bấy giờ đã tiến hành cải cách biên chế quân đội, cũng đang muốn tìm lí do như thế để tiến quân vào trung nguyên. Nước Tống đến cầu viện, hợp với ý của Tấn Văn Công. Năm 632 trước công nguyên (Tấn Văn Công năm thứ 5), đánh nhau ở Thành Bộc 城濮, quân Tấn đánh bại quân Sở, nhiệm vụ “nhương di” về cơ bản cũng hoàn thành.
Nhưng, nghiệp bá của Tấn Văn Công không cách gì sánh với Tề Hoàn Công. Đầu tiên, nước Tần kết minh với nước Tấn, lúc then chốt lại rút thang, chỉ sợ nước Tấn lớn mạnh. Thứ đến, Tề Hoàn Công tại vị 43 năm, còn Tấn Văn Công chỉ có 9 năm, không để cho ông ta đưa nghiệp bá hướng lên cao hơn. Tấn Văn Công lúc về già mới kế vị, nhìn thấy ngày tháng không còn nhiều, không thể không làm một số việc cấp công cận lợi. Ví như triệu khiến Chu vương đồng thời thông qua Chu vương triệu tập chư hầu, đã không hợp với bản ý “tôn vương”, lại biểu hiện ông ta đối với thực lực của mình thiếu lòng tin. Thời kì Tấn Văn Công lưu vong chính trị, tại nước Tào từng gặp sự coi thường lăng nhục của Tào Cung Công 曹共公. Để báo thù Tào Cung Công, Tấn Văn Công một phần đất đai của nước Tào chia cho nước Lỗ, điều này bất lợi cho sự đoàn kết giữa các chư hầu, rõ ràng không phải là việc của bá chủ thủ lĩnh chư hầu phải làm. Khổng Tử từng nói, Tấn Văn Công không giữ quy pháp, thích kiểu thông minh vặt, hành vi không chính đại quang minh, còn Tề Hoàn Công thì ngược lại.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/8/2016
Nguyên tác Trung văn
TẤN VĂN CÔNG ĐÍCH BÁ NGHIỆP
晋文公的霸业
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét