“THỬ TRÍ KÍNH LỄ” CÓ Ý NGHĨA GÌ
Mọi người khi viết thư, cuối thư thường viết “thử trí” 此致, một hàng khác viết “kính lễ” 敬礼, sau “thử trí”, “kính lễ” không thêm dấu chấm câu, điều này đã trở thành công thức. “Kính lễ” thì dễ hiểu, còn “thử trí” có ý nghĩa gì?
Ở đây sẽ làm rõ hàm nghĩa và tác dụng của “thử trí”.
“Thử” 此, không phải chỉ từ “kính lễ” ở sau, mà là chỉ nội dung được viết trong thư ở phía trên. Viết thư trả lời, cuối thư viết “thử phục” 此复; ra thông tri, ở cuối viết “thử thông tri” 此通知; ra mệnh lệnh, ở cuối viết “thử lệnh” 此令, ra bố cáo, ở cuối viết “thử bố” 此布. Đây đều là những từ kết thúc, tác dụng của chữ “thử” ở chỗ chỉ lời văn ở trước, kết thúc toàn thiên.
“Trí” 致, có nghĩa là hết, là giao cho, hàm ý giao hết, trình bày hết không bảo lưu điểm nào. “Trí x.x... thư” 致x.x ... 书tức “dữ x.x... thư” 与x.x... 书. “Trí từ” 致词 tức “hiến từ” 献词.
Hai chữ “thử trí” đi chung với nhau, dịch sang bạch thoại có nghĩa là “thượng diện đích thoại thuyết hoàn liễu” 上面的话说完了 (những lời ở trên đã nói hết) hoặc “thượng diện đích thoại đô thuyết dữ nễ liễu” 上面的话都说与你完了 (những lời ở trên đã nói hết với anh). Nó là từ kết thúc, chứ không phải là động từ của “kính lễ”, giữa chúng không tồn tại quan hệ động – tân.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 24/8/2016
Nguồn
VĂN NGÔN VĂN TOÀN GIẢI
文言文全解
Chủ biên: Thẩm Diễm Xuân 沈艳春
Đô Hưng Đông 都兴东
Hà Thục Quyên 何淑娟
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2003.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét