About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Những biệt danh của chim Hoàng oanh


NHỮNG BIỆT DANH CỦA CHIM HOÀNG OANH

          Chim Hoàng oanh 黄莺có rất nhiều tên gọi khác nhau, trong các sách cổ đã từng nói tới. Theo tư liệu trong quyển Điểu dữ văn học 鸟与文学 của Giả Tổ Chương 贾祖璋, dưới đây là một số tên gọi khác của loài chim này.
- HOÀNG ĐIỂU 黄鸟: Thi kinh 诗经
Hoàng điểu vu phi
Tập vu quán mộc  (1)
黄鸟于飞
集于灌木
(Hoàng điểu bay tới
Tụ tập ở trên bụi cây)
Giao giao hoàng điểu
Chỉ vu cức
Thuỳ tùng Mục công
Tử Xa Yêm Tức (2)
交交黄鸟
止于棘
谁从穆公
子车奄息
(Hoàng điểu bay qua bay lại
Đậu trên cây gai
Ai sẽ chịu chết theo Mục Công
Đó là Tử Xa Yêm Tức)
- HOÀNG : Nhĩ nhã 尔雅
Hoàng, Hoàng điểu
,黄鸟
(Hoàng là Hoàng điểu)
- HOÀNG ƯƠNG 黄鸯: Thi nghĩa sớ 诗义疏
     Hoàng điểu, Li lưu dã; hoặc vị Hoàng lật lưu; U Châu vị chi Hoàng ương, hoặc vị chi Hoàng điểu; nhất danh Thương canh, nhất danh Thương canh, nhất danh Li hoàng, nhất danh Sở tước; Tề nhân vị chi Bác thử, Quan Tây vị chi Hoàng điểu. Thường thẩm thục thời lai, tại tang thụ gian, giai ứng tiết xu thời chi điểu. Hoặc vị chi Hoàng bào.
         黄鸟, 鹂鶹也; 或谓黄栗留; 幽州谓之黄鸯, 或谓之黄鸟; 一名仓庚, 一名商庚, 一名鵹黄, 一名楚雀; 齐人谓之搏黍, 关西谓之黄鸟. 常椹熟时来, 在桑树间, 皆应节趋时之鸟. 或谓之黄袍.
          (Hoàng điểu chính là Li lưu; hoặc còn gọi là Hoàng lật lưu; vùng U Châu gọi nó là Hoàng ương, hoặc gọi là Hoàng điểu; một tên khác là Thương canh, một tên khác nữa là Thương canh, còn có tên là Li hoàng, tên Sở tước; người nước Tề gọi nó là Bác thử, vùng Quan Tây gọi là Hoàng điểu. Thường khi mùa dâu chín bay về đậu trên cây dâu, đây là loài chim ứng theo mùa. Còn được gọi là Hoàng bào).
- LI LƯU 鹂鶹: xem “Hoàng ương 黄鸯” ở Thi nghĩa sớ 诗义疏 .
- HOÀNG LẬT LƯU 黄栗留: xem “Hoàng ương 黄鸯” ở Thi nghĩa sớ 诗义疏 .
          Nhĩ nhã nghĩa sớ 尔雅义疏:
Lật lưu tức Li lục, hựu tức Lịch lục.
栗鶹即离陆,又即历录
(Lật lưu tức Li lục, cũng là Lịch lục)
- HOÀNG LƯU LI 黄流离:  Nhĩ nhã dực 尔雅翼
Tần nhân vị chi Hoàng lưu li, ….. hoặc vị chi Hoàng lật lưu
秦人谓之黄流离, ….. 或谓之黄栗流
(Người nước Tần gọi nó là Hoàng lưu li, ….. hoặc gọi nó là Hoàng lật lưu).
- THƯƠNG CANH 仓庚: xem “Hoàng ương 黄鸯” ở Thi nghĩa sớ 诗义疏 .
     Thuyết văn 说文:
Li hoàng Thương canh dã, minh tắc tàm sinh
离黄仓庚也,鸣则蚕生
(Li hoàng tức Thương Canh, khi chim hót là tằm sinh)
          Lễ kí 礼记:
Trọng Xuân chi nguyệt Thương canh minh
仲春之月仓庚鸣
(Tháng Trọng Xuân chim Thương canh hót)
- THƯƠNG CANH 商庚: xem “Hoàng ương 黄鸯” ở Thi nghĩa sớ 诗义疏 .
- TRƯỜNG CỔ 长股: Đại Đới Lễ kí 大戴礼记
          Nhị nguyệt hữu minh Thương canh, Thương canh giả Thương canh dã, Thương canh giả Trường cổ dã.
          二月有鸣仓庚, 仓庚者商庚也, 商庚者长股也
          (Tháng 2 có chim Thương canh hót. Thương canh chính là Thương canh, Thương canh cũng chính là Trường cổ).
          Nhĩ nhã nghĩa sớ 尔雅义疏:
     Án Thương canh bất danh Trường cổ, cố Trang thị thuật tổ, nghi ‘Trường cổ dã’ tam tự, đương tại minh vực truyền ‘vực dã giả’ hạ, nhi ngộ thoán vu thử, kì thuyết lương thị. Đản Thương canh Trường cổ, câu nhất thanh chi chuyển; Li hoàng ngôn kì sắc; Trường cổ, Thương canh tịnh tượng kì âm; điểu danh đa thị tự hô, khủng thử diệc đáng nhĩ dã.
         按仓庚不名长股, 故庄氏述祖, 长股也三字, 当在鸣域传域也者, 而误窜于此, 其说良是. 但仓庚长股, 俱一声之转; 鵹黄言其色; 长股, 商庚并象其声; 鸟名多是自呼, 恐此亦当尔也.
          (Xét Thương canh không gọi là Trường cổ, cho nên họ Trang khi thuật lại đã nghi 3 chữ ‘Trường cổ dã’, tại nơi chim hót truyền là “vực dã giả” nên đã sửa nhầm vào đây, thuyết này có vẻ hợp lí. Nhưng Thương canh Trường cổ đều do tiếng hót của chim mà ra, còn Li hoàng là nói về sắc lông của nó; Trường cổ, Thương canh đều theo âm thanh, tên chim đa phần đều là theo đó mà có, có lẽ cũng thoả đáng).
- LI HOÀNG 鵹黄: xem “Hoàng ương 黄鸯” ở Thi nghĩa sớ 诗义疏 .
          Xem “Trường cổ 长股” ở Nhĩ nhã nghĩa sớ 尔雅义疏 .
- SỞ TƯỚC 楚雀: xem “Hoàng ương 黄鸯” ở Thi nghĩa sớ 诗义疏 .
- BÁC THỬ 搏黍: xem “Hoàng ương 黄鸯” ở Thi nghĩa sớ 诗义疏 .
- HOÀNG BÀO 黄袍: xem “Hoàng ương 黄鸯” ở Thi nghĩa sớ 诗义疏 .
- LI HOÀNG 离黄:xem “Thương canh 仓庚” ở Thuyết văn 说文 .
- ANH : Bản thảo cương mục 本草纲目
          “Cầm kinh” vân: ‘Anh minh anh anh’. Cố danh. Hoặc vân: Anh hạng hữu văn, cố tùng anh, anh hạng sức dã. Hoặc tác Oanh, điểu vũ hữu văn, “Thi” vân
‘Hữu oanh kì vũ’ thị hĩ. Kì sắc hoàng đới lê, cố hữu Hoàng li chư danh. ….. Hoài nhân vị chi Hoàng bá lao.
          “禽经: ‘鸎鸣嘤嘤’. 故名. 或云: 鸎项有文, 故从賏, 賏项饰也. 或作莺, 鸟羽有文也, “: ‘有莺其羽是矣. 其色黄而黧, 故有黄鹂诸名. ….. 淮人谓之黄伯劳.
          (Trong “Cầm kinh” nói rằng: ‘Chim Anh kêu anh anh’ cho nên có tên như thế. Có người nói rằng: Chim Anh trên cổ có vằn, cho nên có chữ (anh), có nghĩa là cổ có trang sức. Hoặc gọi là Oanh, cánh chim có vằn. Trong “Kinh Thi” có ghi: ‘Cánh có màu đẹp đẽ’ là đây. Chim có màu vàng pha sắc đen, cho nên có tên Hoàng li …. Người ở vùng sông Hoài gọi nó là Hoàng bá lao).
- OANH : xem “Anh” ở Bản thảo cương mục 本草纲目 .
- HOÀNG LI 黄鹂: xem “Anh ” ở Bản thảo cương mục 本草纲目 .
- HOÀNG BÁ LAO 黄伯劳: xem “Anh” ở Bản thảo cương mục 本草纲目 .
- LI HOÀNG鹂鷬: Tập vận 集韵
Li hoàng, điểu danh
鹂鷬, 鸟名
(Li hoàng là tên chim)
- HOÀNG OANH 黄莺: Nhĩ nhã 尔雅
U Châu nhân vị chi Hoàng oanh
幽州人谓之黄莺
(Người U Châu gọi nó là Hoàng oanh)
- KIM Y CÔNG TỬ 金衣公子: Khai Nguyên Thiên Bảo di sự 开元天宝遗事
     Minh Hoàng mỗi vu cấm uyển trung kiến Hoàng oanh, thường hô chi vi Kim y công tử. Hựu danh Hồng thụ ca đồng.
          明皇每于禁苑中见黄莺, 常呼之为金衣公子. 又名红树歌童
          (Đường Minh Hoàng mỗi khi nơi ngự uyển thấy chim Hoàng oanh, thường gọi nó là Kim y công tử. Lại có tên là Hồng thụ ca đồng)
- HỒNG THỤ CA ĐỒNG 红树歌童: xem “Kim y công tử金衣公子” ở Khai Nguyên Thiên Bảo di sự 开元天宝遗事 .

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Hai câu này ở bài Cát đàm 葛覃 thuộc Chu Nam 周南 trong kinh Thi
(2)- Bốn câu này ở bài Hoàng điểu 黄鸟, thuộc Tần phong 秦风 trong kinh Thi. Câu thứ 3 ở đây theo Thi kinh, bản tiếng Trung của Trí Dương xuất bản xã, xuất bản năm 2004:
Thuỳ tùng Mục Công
谁从穆公
trong nguyên tác là:
Thuỳ thuyết Mục Công
谁说穆公

                                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                                           Quy Nhơn 03/3/2013

Trích từ nguyên tác Trung văn
HOÀNG ĐIỂU
黄鸟
Trong quyển
ĐIỂU DỮ VĂN HỌC
鸟与文学
Tác giả: Giả Tổ Chương 贾祖璋
Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2001

0 nhận xét:

Đăng nhận xét