“TAM SƠN NGŨ NHẠC” CÓ PHẢI ĐỀU CHÂN THỰC TỒN TẠI
Về cách nói “tam sơn ngũ nhạc” 三山五岳 đã được nêu ra từ rất lâu. Từ khi Bàn Cổ 盘古 mở mang trời đất, đã có cách nói tứ chi ngũ thể của Bàn Cổ hoá thành tứ cực ngũ nhạc, tam sơn ngũ nhạc nhân đó cũng có sắc thái truyền kì.
Về tam sơn, có mấy thuyết: Trong Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ 史记 - 秦始皇本纪 có nói, bọn Từ Phúc 徐福dâng thư nói rằng, trong biển có 3 ngọn thần sơn, lần lượt có tên là Bồng Lai 蓬莱, Phương Trượng 方丈và Doanh Châu 瀛洲. Tần Thuỷ Hoàng muốn xây Bồng Lai tiên các ở Bồng Lai để cầu trường sinh. Từ đó dẫn đến các hoàng đế đời sau cũng muốn trường sinh bất lão tìm đến để cầu tiên dược. Đây cũng là một đoạn truyền kì nối tiếp truyền thuyết Bàn Cổ khai thiên. Cho nên tam sơn cũng trở thành đại danh từ chỉ thần sơn, không phải là núi tồn tại chân thực.
Đến thời cận đại khi phân vạch địa lí, có người đã đem 3 sơn mạch hùng vĩ là Hỉ Mã Lạp Nhã 喜马拉雅 (Himalayas) phía tây bắc Trung Quốc, Côn Luân 昆仑 và Thiên sơn 天山gọi là “tam sơn”. Có người lại chú trọng nội hàm văn hoá, đem Nhạn Đãng sơn 雁荡山ở Triết Giang 浙江, Lư sơn 庐山 ở Giang Tây 江西, Hoàng sơn 黄山 ở An Huy 安徽 gọi là “tam sơn”.
Ngũ nhạc là gọi chung ngũ đại danh sơn của Trung Quốc, tức Đông nhạc Thái sơn 东岳泰山, Tây nhạc Hoá sơn西岳华山, Trung nhạc Tung sơn 中岳嵩山, Bắc nhạc Hằng sơn 北岳恒山 và Nam nhạc Hành sơn 南岳衡山. Tuy sông núi ở Trung Quốc có rất nhiều, nhưng mọi người đều lấy ngũ nhạc làm đầu. Mỗi ngọn núi của ngũ nhạc đều có sở trường riêng: Thái sơn tráng, Hằng sơn hùng, Hoá sơn hiểm, Hằng sơn tuấn, Tung sơn kì. Nhân vì Đông nhạc, Tây nhạc và Trung nhạc đều bên bờ Hoàng hà, vùng đất phát tường của văn minh Trung Quốc, so với các núi khác tuy không đủ cao lớn hiểm trở, nhưng lại có được địa vị cực cao.
Tại Trung Quốc thường có cách nói “tam sơn ngũ nhạc tiểu thiên hạ” 三山五岳小天下 (lên tam sơn ngũ nhạc thấy thiên hạ là nhỏ). Tam sơn ngũ nhạc lại được dùng để thay chỉ danh sơn đại xuyên của Trung Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 04/9/2016
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét