About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Hoa sen trong Phật giáo có ngụ ý đặc thù gì?

HOA SEN TRONG PHẬT GIÁO CÓ NGỤ Ý ĐẶC THÙ GÌ?

         Hoa sen, tên khoa học là Nelumbonucifera, là loại thực vật túc căn thảo bản (1) mọc ở ao đầm, rễ hoa sen ở trong bùn, nhưng cây lại nở những đoá hoa tươi đẹp thanh khiết. Tại cổ Ấn Độ và trong văn hoá Phật giáo, hoa sen đều có truyền thuyết lâu đời và hàm ý sâu xa.
          Trong cổ Ấn Độ giáo, hoa sen tượng trưng cho sự thuần khiết và phong phú của vũ trụ. Theo truyền thuyết, khi lần đầu sáng tạo vũ trụ, từ rốn của vị thần Bảo hộ Tỳ Thấp Nô 毗湿奴 (Visnu) trổ ra một đoá hoa sen, trong hoa sen có Phạm thiên 梵天, ngồi kiết già, sáng tạo ra vũ trụ muôn vật.
          Đến Phật giáo, theo truyền thuyết, Phật Đà khi giáng thế đã đi 7 bước, mỗi bước đều có hoa sen hiện ra. Trong Phật pháp, hoa sen có tượng trưng đặc thù, được xem là chúng sinh vốn có tâm bồ đề thanh tịnh, đồng thời lấy trạng thái khai hợp khác nhau của hoa sen để dụ ý:
1- Hoa sen còn búp chưa nở: tỉ dụ chúng sinh vốn có Phật tính nhưng chưa hiển lộ. Cho dù là ác đồ không việc ác gì không làm cũng có Phật tính đang đợi được khải phát. Giống như hoa sen mà ngài Quán Âm cầm trên tay là sen còn búp chưa nở, dùng đại bi hạnh nguyện để khải phát Phật tính của chúng sinh mà chưa được hiển lộ.
2- Hoa sen bán khai: tỉ dụ chúng sinh phát khởi tâm bồ đề, bắt đầu tu tập thiện hành.
3- Hoa sen nở: tỉ dụ tâm bồ đề hiển hiện, chứng ngộ quả Phật. Giống như Quán Âm Tự Tại Bồ Tát ở tự viện Bát Đại Diệp 八台叶trong Mật giáo, tay phải  cầm hoa sen đỏ đã nở. Quán Âm Tự Tại ở tự viện Văn Thù 文殊 tay trái cũng cầm hoa sen đã nở.
          Chúng ta có thể nói, cánh hoa sen được ví với tâm vọng tưởng, gương sen được ví với pháp thân. Pháp thân bị ẩn tàng bên trong tâm vọng tưởng, do bởi tâm vọng tưởng che lấp, cho nên pháp thân không thể hiển lộ. Chỉ cần đợi cánh hoa một khi rụng xuống, gương sen xuất hiện ra, biểu thị không có tâm vọng tưởng, pháp thân tự nhiên hiển lộ.

CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Túc căn thảo bản 宿根草本:
          Túc căn: rễ cũ từ năm trước, năm sau có thể nảy mầm thành cây.
          Thảo bản: thực vật thân thảo.

                                                                    Huỳnh Chương Hưng
                                                                    Quy Nhơn 16/6/2014

Nguyên tác Trung văn
 QUÁN ÂM BỒ TÁT TỔNG THỊ THỦ TRÌ LIÊN HOA,
LIÊN HOA TẠI PHẬT GIÁO TRUNG HỮU HÀ ĐẶC THÙ NGỤ Ý
观音菩萨总是手持莲花
莲花在佛教中有何特殊寓意?
Trong quyển
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002

0 nhận xét:

Đăng nhận xét