About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Ông Táo và bà Táo

ÔNG TÁO VÀ BÀ TÁO

          Thời cổ, dường như ở gian bếp của nhà nào cũng có thần vị ông Táo. Mọi người gọi vị Thần này là “Tư Mệnh Bồ Tát” 司命菩萨 hoặc “Táo Quân Tư Mệnh” 灶君司命. Truyền thuyết kể rằng, ông là vị thần tiên được Ngọc Hoàng Đại Đế phái xuống các nhà để giám sát những việc thiện ác trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình, đồng thời chuyên quản lí phụ trách việc bếp núc. Nhân đó ông được mọi người sùng bái, xem là vị Thần bảo hộ của nhà mình.
          Về lai lịch của ông Táo (Táo Vương gia 灶王爷), trong dân gian lưu truyền câu chuyện như sau:
          Thiên thần Ngọc Hoàng Đại Đế có một cô con gái. Cô này vô cùng lương thiện, thường đồng tình với những người nghèo khổ chăm chỉ làm ăn ở dưới trần. Về sau, cô thầm yêu một chàng trai nghèo giúp cô lo việc bếp núc. Ngọc Hoàng Đại Đế sau khi biết được đã nỗi trận lôi đình, đày cô ta xuống trần gian, để cô cùng với “chàng trai nghèo” chịu khổ cực. Vương Mẫu Nương Nương thương con, nhiều lần cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế thương tình. Ngọc Hoàng Đại Đế quả thực không thoát được những lời năn nỉ van xin của Vương Mẫu Nương Nương, miễn cưỡng ban chức vị cho chàng trai, phong làm Táo Vương. Cho nên mọi người trong thiên hạ gọi hai người là “Táo Vương Gia” 灶王爷 (ông Táo ) và “Táo Vương Nãi Nãi” 灶王奶奶 (bà Táo). Bà Táo thường nhân cơ hội về nhà mẹ, lén lấy một ít đồ mang xuống trần phân phát cho người nghèo. Sự việc bị Ngọc Hoàng Đại Đế phát hiện, Ngọc Hoàng Đại Đế tức giận, hạ chỉ ra lệnh: từ nay về sau, chỉ cho hai vợ chồng được phép lên trời mỗi năm một lần vào lúc cuối năm.

                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 12/02/2015
                                              Ngày 24 tháng Chạp năm Giáp Ngọ

Nguyên tác Trung văn
TÁO VƯƠNG GIA HOÀ TÁO VƯƠNG NÃI NÃI
灶王爷和灶王奶奶
Trong quyển
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ ĐẠI QUAN
中国民俗文化大观
(quyển trung)
Chủ biên: Dương Lợi Tuệ 杨利慧
Diên Biên nhân dân xuất bản xã, 2009

0 nhận xét:

Đăng nhận xét