CÂU CHUYỆN VỀ “HOÀNG TUYỀN TƯƠNG KIẾN” NHƯ THẾ NÀO?
Về lai lịch từ “Hoàng tuyền” 黄泉 (suối vàng) có nhiều thuyết. Có người cho rằng “thiên địa huyền hoàng” 天地玄黄, mà “tuyền” ở dưới đất, cho nên gọi là “hoàng tuyền”. Có người cho rằng Trung Quốc cổ đại lấy lưu vực Hoàng hà làm trung tâm, tuyền thuỷ nhân vì đất vàng nên biến thành màu vàng, cho nên gọi là “hoàng tuyền”. Ngoài ra còn có cách giải thích về phương diện thuật số, đất là thổ, màu ở ngũ hành của thổ thuộc về “hoàng”, mà “tuyền” ở dưới đất, cho nên gọi là “hoàng tuyền”.
“Hoàng tuyền tương kiến” 黄泉相见 (gặp nhau chốn suối vàng), là nói về câu chuyện Trịnh Trang Công 郑庄公 đào đất để gặp mẹ. Trịnh Trang Công là một chính trị gia nổi tiếng thời kì Xuân Thu ở Trung Quốc. Mẹ mấy lần nài xin, Trịnh Trang Công không thể phân phong đất ở kinh thành cho Cung Thúc Đoạn 共叔段. Nhưng Cơ Đoạn 姬段tham lam, cho tu sửa thành ấp, mưu đồ làm phản. Trịnh Trang Công không thể nhịn được nữa, phát binh bình định phản loạn. Trong cơn giận, Trang Công an trí mẹ ở Thành Dĩnh, và thề rằng:
- Bất cập hoàng tuyền, vô tương kiến dã
不及黄泉, 无相见也
(Không phải ở suối vàng thì không gặp nhau)
Nhưng sau này lại hối hận, thế là xuất hiện tình tiết Dĩnh Khảo Thúc 颖考叔 dâng kế:
- Quân vương hà tất phải lo? Nếu đào xuống đất gặp được nước, làm một đường hầm đi gặp mặt, ai bảo rằng đó không phải là gặp nhau chốn suối vàng?
Trịnh Trang Công nghe theo kiến nghị của Dĩnh Khảo Thúc. Như vậy Trịnh Trang Công có thể đối đáp cả bên trong lẫn bên ngoài.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/01/2016
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét