About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Phùng thái hậu - Nữ chính trị gia

PHÙNG THÁI HẬU – NỮ CHÍNH TRỊ GIA

          Tháng 5 năm 465, Văn Thành Đế 文成帝 triều Bắc Nguỵ giá băng. Bắc Nguỵ là hoàng triều do Tiên Ti Thác Bạt thị 鲜卑拓跋氏kiến lập tại phương bắc. Theo phong tục tập quán của người Tiên Ti. Người mất sau 3 ngày sẽ cử hành nghi thức hoả hoá, ngày hôm đó, văn võ bách quan đều đến nơi hoả hoá trong tiếng than khóc đau buồn, đám thị tùng đưa di thể hoàng đế cùng trang phục và những vật dụng của ông ta lúc sinh thời gác trên đài cao, sau đó châm lửa thiêu.
          Đương lúc ngọn lửa rực cháy, vừa mới thiêu đốt di thể Văn Thành Đế, đột nhiên có một cô gái độ hơn 20 tuổi từ trong đám người chạy ra, đầu tóc xoả tung, gào khóc chạy hướng đến đám lửa, những người lo liệu tống táng ngớ người khi thấy xảy ra biến cố đột ngột như thế. Mọi người định thần nhìn kĩ, hoá ra là Phùng hoàng hậu. Cung nữ quỳ phía sau thấy tình hình như thế vội chạy lên ôm chặt lấy Phùng hoàng hậu không để cho tiếp cận lửa. Tuyên Tông cùng văn võ đại thần cũng kéo đến, khuyên giải hoàng hậu nên lấy xã tắc làm trọng, không nên coi thường mạng sống, khuyên hoàng hậu còn có trọng trách giáo dục tự quân còn thơ ấu. Nhưng Phùng hoàng hậu vẫn gào khóc giãy giụa, cuối cùng khi trước mắt chỉ còn một chút lửa không ngừng lay động, di thể của Văn Thành Đế cũng không còn thấy nữa, Phùng hoàng hậu liền hôn mê.
          Vị hoàng hậu trẻ tuổi này ngày sau được đưa lên đỉnh cao chính trị,  chính là Phùng thái hậu, nữ chính trị gia dân tộc thiểu số danh tiếng lẫy lừng trong lịch sử đỉnh cao chính trị.
          Xã hội Bắc Nguỵ lúc bấy giờ nguy cơ vô cùng nghiêm trọng, thuế thu ngày càng giảm, quốc khố ngày càng trống rỗng, những cuộc đấu tranh phản kháng các nơi nổi dậy chỗ này chỗ khác. Phùng thái hậu quyết tâm cải các để xoay chuyển cục diện bất lợi này.
          Nguyên nhân chủ yếu tạo nên cục diện bất lợi này là thế lực của đại địa chủ ở địa phương quá lớn, họ chiếm lấy ruộng đất của nông dân, cưỡng bức nông dân làm thuê, bọn chúng tha hồ bóc lột, tránh giao nộp thuế lẽ ra phải nộp cho nhà nước.
          Biện pháp giải quyết là đại thần Lí Xung 李冲 kiến nghị thực hành “tam trưởng chế” 三长制, chính là 5 nhà tổ thành 1 lân, 5 lân tổ thành 1 lí, 5 lí tổ thành 1 đảng. Lân có lân trưởng, lí có lí trưởng, đảng có đảng trưởng. Ba trưởng này phụ trách kiểm tra hộ khẩu, trưng thu thuế và trưng phát dao dịch. Như vậy, trên thực tế đã tiến vào chế độ “tô dung điệu” 租庸调, đảm bảo quyền khống chế tuyệt đối và thu nhập tài chính của nhà nước đối với canh nông.
          Chẳng bao lâu, dưới sự chủ trì của Phùng thái hậu, Bắc Nguỵ thực hành chế độ quân điền 均田, đem đất hoang mà chính phủ quản lí phân cho nông dân canh tác. Việc thực hành hai chế độ này, đã đặt nền móng vững chắc cho chế độ chính trị Trung Quốc mấy trăm năm sau.

                                                               Huỳnh Chương Hưng
                                                               Quy Nhơn 30/01/2016

Nguyên tác Trung văn
NỮ CHÍNH TRỊ GIA PHÙNG THÁI HẬU
女政治家冯太后
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất bản xã, 2007

0 nhận xét:

Đăng nhận xét