“CÔNG NHÂN”, “CÔNG CẨU” MÀ LƯU BANG ĐỀ XUẤT KHI PHONG THƯỞNG CÔNG THẦN ĐẦU ĐỜI HÁN CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Hán Cao Tổ Lưu Bang 刘邦, lúc đầu làm Đình trưởng ở Tứ Thuỷ 泗水, sau cùng với Hạng Vũ 争夺thiên hạ, tiến vào Hàm Dương 咸阳, cuối cùng kiến lập triều Hán.
Luận về võ công và dũng lực, Lưu Bang không hơn Hạng Vũ chút nào. Hạng Vũ từng yêu cầu đơn độc tỉ thí võ với Lưu Bang, nhưng bị Lưu Bang lấy cớ “ngô đấu trí, bất đấu lực” 吾斗智, 不斗力 cự tuyệt. Nhìn từ giác độ tài năng chỉ huy quân sự, Lưu Bang cũng sánh không lại Hạng Vũ. Người đánh bại quân chủ lực của Tần là Hạng Vũ, trận chiến Cự Lộc 巨鹿 với quyết tâm cao, uy chấn quân địch.
Thế thì tại sao Lưu Bang cuối cùng lại có thể chiến thắng Hạng Vũ? Nguyên nhân ở chỗ Lưu Bang giỏi dùng người, còn Hạng Vũ thì bảo thủ cố chấp. Chúng ta đều biết, bất cứ người nào muốn làm nên sự nghiệp lớn, đều phải cần đến sự phò tá và ủng hộ của người khác. Lưu Bang về văn có Tiêu Hà 萧何, về võ có Hàn Tín 韩信, lại có một nhân vật lợi hại bên cạnh là Lữ Hậu 吕后. Ngược lại, Hạng Vũ tuy năng lực xuất chúng, nhưng lại khó nghe lọt tai những kiến nghị của thuộc hạ. Sau khi á phụ Phạm Tăng 范增 qua đời, ông chỉ dựa vào năng lực của chính mình mà quần thảo nhau với Lưu Bang.
Lưu Bang coi trọng văn quan hơn võ tướng, quan niệm dùng người thể hiện trong luận “công nhân” 功人 và “công cẩu” 功狗. Theo Sử kí – Tiêu tướng quốc thế gia 史记 - 萧相国世家 có ghi:
Cao Đế viết: ‘Phù liệp, truy sát thú thố giả cẩu dã, nhi phát tung chỉ thị thú xứ giả nhân dã. Kim chư quân đồ năng tẩu thú nhĩ, công cẩu dã. Chí như Tiêu Hà, phát tông chỉ thị, công nhân dã.’
高帝曰: ‘夫猎, 追杀兽兔者狗也, 而发踪指示兽处者人也. 今诸君徒能走兽耳, 功狗也. 至如萧何, 发踪指示, 功人也.’
Lưu Bang lúc đầu định thiên hạ, khi luận công ban thưởng đã xếp Tiêu Hà lên hàng đầu. Chúng tướng đều không phục, cho rằng Tiêu Hà sức không trói nổi gà, không hề có chiến công gì. Lưu Bang mới nói:
Lưu Bang nói rằng: ‘Phàm trong việc săn bắn, kẻ truy sát thú thỏ là chó, còn kẻ phát hiện tung tích và tìm đến chỗ của thú là con người. Nay võ tướng các ông chỉ có thể bắt thú, cho nên là “công cẩu”. Còn như Tiêu Hà, là người phát hiện tung tích và chỉ chỗ, cho nên là “công nhân”.
Có thể thấy, “công cẩu” là chỉ võ tướng lập được chiến công, còn “công nhân” là chỉ văn quan có công lao. Những lời này của Lưu Bang đã thể hiện sự tôn trọng đối với văn nhân. Sau này khi Nho học trở thành chính thống, quan niệm trọng văn khinh võ cũng bắt đầu từ lúc đó.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 13/01/2016
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét