About

Blog Archive

Lưu trữ Blog

Được tạo bởi Blogger.

Blogroll

 

Dịch thuật: Thi kinh

THI KINH

          Trong số những tác phẩm văn học được sử ghi chép thì thời đại của Thi kinh 诗经là sớm nhất.
          Thi kinh còn gọi là “Thi”, tổng cộng gồm 305 thiên, là bộ tổng tập thi ca đầu tiên của Trung Quốc, do 3 bộ phận “phong” , “nhã” , “tụng” tổ thành.
Phong chủ yếu là dân ca địa phương, gồm 160 thiên, tập trung đại đa số những thiên ưu tú.
Nhã chủ yếu là ca khúc cung đình, phân thành Đại nhãTiểu nhã, gồm 105 thiên.
Tụng là những ca khúc dùng trong lúc tế tự nơi miếu đường, do 3 bộ phận là Thương tụng, Lỗ tụngChu tụng tổ thành. Tụng chủ yếu là loại tế ca kết hợp với múa.
Thời cổ có các quan chuyên phụ trách việc thu thập thi ca, họ chia nhau ra đi các nơi trong cả nước sưu tập thi nhạc dân gian, sau đó chỉnh lí lại, cuối cùng giao cho kẻ thống trị tối cao.
Những thi ca này lưu truyền đến thời Xuân Thu, được Khổng Tử 孔子 đích thân chỉnh lí, biên thành một quyển, đó chính là bản Thi kinhlưu truyền hiện nay.
Thời cổ, 3 loại thi, nhạc, vũ bất phân, nhìn chung thi ca là ca từ kết hợp với nhạc. Những thiên trong Thi kinh đều có thể kết hợp với nhạc, có thể cung cấp cho người diễn xướng.
Trong Thi kinh có một số lượng lớn thi ca phản ánh nỗi thống khổ của dân gian, như trong bài Thạc thử 硕鼠 viết rằng:
Con chuột to lớn kia, con chuột to lớn kia, mầy chớ có ăn thóc của tao nữa, tao cả ngày hầu hạ mày, nhưng mày chẳng hề ngó ngàng lo lắng gì đến tao.
Có những bài viết về chiến tranh, như Thái vi 采薇:
Tích ngã vãng hĩ
Dương liễu y y
Kim ngã lai ti
Vũ tuyết phi phi
昔我往矣
杨柳依依
今我来思
雨雪霏霏
Xưa ta ra đi
Thì cây dương liễu rườm rà
Nay ta trở lại
Mưa tuyết rơi xuống nhiều
(Theo Tạ Quang Phát: Kinh thi, tập 2, trang 785)
Bài thơ biểu hiện chiến tranh kéo dài cùng nỗi nhớ của người đi xa. Cũng có không ít những bài viết về tình yêu, như Quan thư 关雎:
Quan quan thư cưu
Tại hà chi châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tử hảo cầu
关关雎鸠
在河之洲
窈窕淑女
君子好逑
Chim thư cưu kêu “quan quan”
Ở bãi cát ven sông
Người con gái dịu dàng xinh đẹp kia
Với người quân tử này thật là xứng đôi
          Việc sản sinh ra Thi kinh đã thúc đẩy sự phát triển văn học Trung Quốc.

                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                              Quy Nhơn 10/6/2016

Nguyên tác Trung văn
THI KINH
诗经
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất bản xã, 2007

0 nhận xét:

Đăng nhận xét