ĐỘNG VẬT CÁT TƯỜNG
CHIM HỈ THƯỚC
Chim hỉ thước 喜鵲 tư thái tràn đầy hỉ khí, khắp nơi có thể nghe được tiếng hót lảnh lót của nó. Chim hỉ thước được gọi là “hỉ điểu” 喜鳥, trong văn hoá Trung Quốc nó chiếm một vị trí quan trọng. Ở câu đối xuân, ở liễn đối trong lễ cưới thường lấy chim hỉ thước để tô điểm thêm không khí vui tươi.
Chim hỉ thước có thể dự báo cảm ứng, cho nên mọi người thường lắng nghe tiếng hót của nó để bói ngày về của người thân. Chim hỉ thước có thể báo tin vui, mọi người khi đi xa, nếu nghe được tiếng hót của chim hỉ thước thì đó là điềm báo tâm tưởng sự thành.
Ở Trung Quốc còn lưu truyền câu chuyện Ngưu Lang 牛郎và Chức Nữ 織女 gặp nhau trên “thước kiều” 鵲橋. Truyền thuyết kể rằng, Ngưu Lang Chức Nữ bị ngăn cách bởi dải ngân hà không được gặp nhau, chim hỉ thước vào đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch liền bay đến nối nhau thành chiếc cầu để cho đôi tình nhân này mỗi năm gặp nhau một lần. Nhân đó, chim hỉ thước được dùng làm vật cát tường trong hôn nhân. Bức tranh cát tường vẽ chim hỉ thước, trúc, mai có thể dùng để chúc mừng tân hôn.
Chim hỉ thước cũng được dùng nhiều làm đố án cát tường, ứng dụng rộng rãi vào hội hoạ, dụng cụ văn phòng, đồ dùng gia đình. Như một bức hoạ vẽ 12 con chim hỉ thước dùng để biểu thị 12 nguyện vọng tốt đẹp. Đồ án hai con chim hỉ thước đó là biểu thị “song hỉ”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 04/8/2014
Nguyên tác Trung văn
CÁT TƯỜNG ĐỘNG VẬT LOẠI
HỈ THƯỚC
吉祥動物類
喜鵲
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc thứ 90.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét